Công dụng thuốc Vacoflox L

Vacoflox L – thuốc chống nhiễm khuẩn được dùng trong các trường hợp nhiễm trùng theo chỉ định. Thuốc bán theo đơn, có sự theo dõi, cảnh báo từ bác sĩ. Cùng tìm hiểu rõ hơn Vacoflox L công dụng, liều dùng, thận trọng,... qua bài viết dưới đây.

1. Vacoflox L là thuốc gì?

Vacoflox L thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, thuốc kháng nấm, kháng virus được kê theo toa. Thuốc được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Vacopharm – Việt Nam, theo số đăng ký VD – 18428 – 13, tiêu chuẩn cơ sở.

Thành phần chính có trong Vacoflox L gồm:

  • Levofloxacin;
  • Polyvinyl pyrrolidon;
  • Talc;
  • Magnesi stearat;
  • Natri starch glycolat;
  • Aerosil, Microcrystalline cellulose;
  • Cồn 96%;
  • Titan dioxyd;
  • Hyproxypropyl mefhylcellulose;
  • Erythrosin;
  • Đỏ ponceau;

Thuốc được đóng gói trong hộp nền trắng, đỏ, công ty sản xuất in màu xanh lá cây. Có 7 quy cách đóng gói cho thuốc Vacoflox L gồm:

  • Ép vỉ, vỉ 10 viên x hộp 2 vỉ;
  • Ép vỉ, vỉ 10 viên x hộp 3 vỉ;
  • Ép vỉ, vỉ 10 viên x hộp 5 vỉ;
  • Ép vỉ, vỉ 7 viên x hộp 2 vỉ;
  • Ép vỉ, vỉ 7 viên x hộp 3 vỉ;
  • Ép vỉ, vỉ 7 viên x hộp 5 vỉ;
  • Đóng chai 30 viên;
  • Đóng chai 50 viên;

Thuốc thuốc Vacoflox L được bán tại các nhà thuốc, bệnh viện trên toàn quốc.

2. Thuốc Vacoflox L công dụng

Vacoflox L có chứa thành phần chính là Levofloxacin – kháng sinh tổng hợp phổ rộng thuộc nhóm Fluroquinolon. Công dụng diệt khuẩn nhờ khả năng ức chế enzyme toposomerase II hoặc IV – những enzyme thiết yếu của vi khuẩn tham gia xúc tác trong quá trình sao chép mã, tu sửa DNA của vi khuẩn.

Thuốc Vacoflox L có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn Gram (-) và (+) khác nhau. Đặc biệt là nhóm vi khuẩn Gram (+) kỵ khí. Phổ tác dụng gồm:

  • Vi khuẩn nhạy cảm in vitro và nhiễm khuẩn trong lâm sàng như: Vi khuẩn Gram (-), vi khuẩn ưa khí Gram (+), vi khuẩn kỵ khí, các vi khuẩn khác (Chlamydia, Mycoplasma pneumoniae,...),...;
  • Các loại vi khuẩn nhạy cảm trung gian in vitro: Vi khuẩn ưa khí Gram (+), vi khuẩn kỵ khí,...
  • Vi khuẩn kháng levofloxacin như: Staphylococcus aureus meti-R, Staphylococcus coagulase 4m tinh meti-R,...;

Nhìn chung, Vacoflox L công dụng để trị các dạng nhiễm khuẩn trong danh mục chỉ định. Thuốc hấp thu nhanh và hoàn toàn sau khi sử dụng, thải trừ qua nước tiểu.

3. Chỉ định Vacoflox L

Vacoflox L được chỉ định cho các dạng nhiễm khuẩn như:

Ngoài ra, Vacoflox L còn được chỉ định cho các trường hợp dự phòng sau phơi nhiễm và điều trị bệnh than.

4. Liều dùng – cách dùng Vacoflox L

Thuốc Vacoflox L được dùng theo đường uống trực tiếp với nước lọc/ nước trắng. Loại trừ các loại nước có ga, có cồn, nước trái cây, trà, cà phê,... vì dùng chung có thể thay đổi thành phần hoá học có trong thuốc.

Liều dùng thuốc Vacoflox L theo hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ

4.1. Liều dùng viêm phổi mắc phải tại cộng đồng

Theo khuyến cáo, với đối tượng này, liều dùng Vacoflox L được chỉ định là uống 1 viên/ lần, ngày dùng 1- 2 lần trong thời gian khoảng 7 – 14 ngày.

4.2. Liều dùng với đối tượng nhiễm khuẩn da và niêm mạc

Nhóm đối tượng này, liều dùng tuỳ theo tình trạng đã có hay chưa có biến chứng. Cụ thể:

  • Nhiễm khuẩn có biến chứng: Dùng liều 2 viên/ ngày trong 7 – 14 ngày;
  • Nhiễm khuẩn chưa có biến chứng: Dùng 1 viên/ ngày trong 7 – 14 ngày;

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm trực khuẩn than được khuyến cáo là dùng 1 viên/ ngày trong 8 tuần.

4.3. Liều dùng với đối tượng viêm đường tiết niệu

Nhóm đối tượng này liều dùng khuyến cáo là 1 viên/ ngày trong 10 ngày.

Ngoài ra, chỉ định liều dùng còn được điều chỉnh bởi các bác sĩ sau quá trình đánh giá tình trạng cụ thể trên từng trường hợp. Bạn cần tuân thủ chỉ định về liều dùng Vacoflox L để đảm bảo hiệu quả.

5. Chống chỉ định Vacoflox L

Vacoflox L công dụng chữa các dạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm. Tuy nhiên, khi dùng cũng phải thận trọng, không dùng thuốc cho nhóm đối tượng:

  • Dị ứng hay quá mẫn với các thành phần, tá dược có trong Vacoflox L;
  • Người bị động kinh;
  • Thiếu hụt G6PD;
  • Tiền sử bị bệnh ở gân cơ do một fluoroquinolon gây ra;
  • Trẻ em dưới 18 tuổi;
  • Phụ nữ có thai;
  • Cho con bú;
  • ...

Những nhóm đối tượng kể trên không nên dùng thuốc Vacoflox L vì có thể gây ra các phản ứng quá mẫn, rất nguy hiểm.

6. Thận trọng và cảnh báo khi dùng Vacoflox L

Vacoflox L cần thận trọng khi dùng ở nhóm đối tượng:

  • Viêm gân (gân gót chân) vì có thể gây đứt gân;
  • Trẻ dưới 18 tuổi dùng có thể gây thoái hoá sụn khớp;
  • Nếu có các phản ứng bất lợi như: rối loạn tâm thần, kích thích thần kinh trung ương dẫn đến co giật,... cần thận trọng khi dùng. Nếu dùng tiếp phải có các biện pháp điều trị triệu chứng phù hợp;
  • Nhóm đối tượng bị tiểu đường dùng Vacoflox L cần thận trọng vì có thể gây ra tình trạng rối loạn chuyển hoá đường...;
  • ...

Do thuốc Vacoflox L khi dùng có thể phải thận trọng với một nhóm đối tượng cụ thể nên bạn cần phải chú ý. Thông báo cho bác sĩ mọi vấn đề gặp phải để được tư vấn, giải đáp, xử trí hiệu quả.

7. Tương tác Vacoflox L

Vacoflox L có thể gây ra các tương tác khi dùng với các loại thuốc:

  • Làm giảm tác dụng khi dùng chung với antacid, sucralfat, multivitamin, ion kim loại...;
  • Tăng nồng độ trong huyết tương và AUC theophylin;
  • Dùng chung với các thuốc chống viêm không Steroid có thể tăng nguy cơ kích thích thần kinh, co giật;
  • Dùng cùng các thuốc hạ đường huyết có thể làm tăng nguy cơ rối loạn đường huyết;
  • ...

Cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang dùng, dùng trước đó liên tục trong thời gian dài... để được tư vấn trước khi uống Vacoflox L.

8. Tác dụng phụ Vacoflox L

Khi dùng Vacoflox L bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn;
  • Nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Rối loạn giấc ngủ;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt;
  • Đau/ sưng khớp;
  • Dị ứng;
  • Rối loạn nhịp tim;
  • Bội nhiễm khi dùng kéo dài;
  • ...

Các tác dụng phụ này có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào khi dùng Vacoflox L. Do đó, hãy thận trọng theo dõi, thông báo cho bác sĩ để được xử lý tốt nhất.

9. Bảo quản Vacoflox L

Thuốc Vacoflox L được bảo quản tốt trong vỏ hộp/ lọ ở nhiệt độ phòng.

Vacoflox L công dụng điều trị các dạng nhiễm khuẩn theo chỉ định. Thuốc dùng theo đơn của bác sĩ, không nên dùng trong thời gian dài, đặc biệt là nhóm đối tượng phụ nữ có thai, cho con bú phải thận trọng. Ngoài ra, khi dùng thuốc Vacoflox L bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ. Hãy thận trọng theo dõi, phát hiện và thông báo sớm cho bác sĩ để được tư vấn chính xác, đảm bảo an toàn khi dùng thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

59 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tác dụng thuốc Axodrox
    Tác dụng thuốc Axodrox

    Thuốc Axodrox có thành phần chính là Cefadroxil monohydrate, thường được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, hô hấp,... Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thuốc Axodrox qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Sunamo
    Công dụng thuốc Sunamo

    Thuốc Sunamo thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Sau đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Sunamo.

    Đọc thêm
  • baczoline 1000
    Công dụng thuốc Baczoline 1000

    Thuốc Baczoline 1000 được sản xuất dưới dạng lọ bột pha tiêm truyền tĩnh mạch, sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành. Vậy thuốc Baczoline 1000 thuốc gì? Thuốc Baczoline 1000 có tác dụng ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Glitacin
    Công dụng thuốc Glitacin

    Thuốc Glitacin thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng viên nén. Thành phần chính của thuốc Glitacin là Levofloxacin được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng ...

    Đọc thêm
  • dalisone
    Công dụng thuốc Dalisone

    Dalisone chứa thành phần Ceftriaxone 1g, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng tiêu ...

    Đọc thêm