Công dụng thuốc Tetrahydrozoline

Tetrahydrozoline là thuốc gì? Thuốc Tetrahydrozoline là dung dịch nhỏ mắt làm giảm sung huyết để làm giảm các triệu chứng phù kết mạc và sung huyết thứ phát đối với các trường hợp dị ứng và kích thích nhẹ đối với mắt. Nhưng nếu dùng quá nhiều mắt sẽ bị sưng đỏ lên. Vậy để tìm hiểu thuốc Tetrahydrozoline là thuốc gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Tetrahydrozoline.

1. Công dụng thuốc Tetrahydrozoline là gì?

Thuốc Tetrahydrozoline là thuốc được sử dụng trong nhãn khoa, dùng để nhỏ mắt, có tác dụng giảm đau, hoạt động bằng cách co thắt các mạch máu bị sưng trong mắt, làm giảm đỏ mắt. Thuốc Tetrahydrozoline chứa thành phần Tetrahydrozoline và được đóng gói dưới dạng Bizodex eye drops, Rohto Zi phi, Tetrahydrozolin 0,05%, Thuốc nhỏ mắt Hanluro-Plus, Thuốc nhỏ mắt Hanluro-Plus, V.Rohto cool.

Tetrahydrozoline có tác dụng làm giảm chứng đỏ do kích ứng mắt. Thuốc hoạt động bằng cách co thắt các mạch máu bị sưng trong mắt, làm giảm đỏ mắt.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Mặt khác, chống chỉ định thuốc này trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Không sử dụng ở bệnh nhân bị tăng nhãn áp hoặc loạn dưỡng nội mô biểu bì giác mạc.

2. Cách sử dụng của thuốc Tetrahydrozoline

2.1. Cách dùng

  • Bạn nên sử dụng thuốc nhỏ mắt Tetrahydrozoline theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc kiểm tra nhãn trên thuốc để biết hướng dẫn sử dụng chính xác.
  • Thuốc nhỏ mắt Tetrahydrozoline chỉ dùng cho mắt, tránh tiếp xúc với màng nhầy của mắt. Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy loại bỏ chúng trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt.
  • Rửa tay sạch sẽ khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, sử dụng ngón tay, kéo mí dưới để dễ nhỏ mắt.
  • Cho thuốc vào mắt và nhẹ nhàng nhắm mắt lại và sử dụng ngón tay để áp lực vào góc trong mắt và tiếp tục áp dụng áp lực trong 1-2 phút sau khi sử dụng thuốc. Bạn lưu ý đừng chớp mắt.
  • Dùng khăn khô lau phần thuốc dư quanh mắt bằng, cẩn thận không chạm vào mắt.
  • Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

2.2. Liều dùng

Đối với người lớn: Liều dành cho người lớn thông thường bị khô/đỏ mắt là 1 – 2 giọt vào mỗi mắt bị ảnh hưởng, 1 – 4 lần một ngày nếu cần.

Đối với trẻ em:

  • Liều dùng thông thường cho trẻ em dưới 6 tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Liều dùng thông thường cho trẻ em 6 – 18 tuổi: 1 – 2 giọt vào mỗi mắt bị ảnh hưởng, 1 – 4 lần một ngày nếu cần.

Điều trị lâu dài với liều rất cao có thể gây hiện tượng ngộ độc. Ở trẻ em, có nguy cơ dùng quá liều đặc biệt nếu vô ý uống phải. Những dấu hiệu của quá liều là ngủ lịm, buồn ngủ hoặc cũng có thể bị kích thích, nhịp tim và huyết áp bất thường, thay đổi nhiệt độ cơ thể...

Khi gặp phải các tình trạng này, người bệnh cần ngưng dùng thuốc và điều trị triệu chứng. Điều trị duy trì chất lỏng có thể được bắt đầu nếu cần thiết. Nhịp thở giảm xuống 10 hoặc thấp hơn nên được đáp ứng với liệu pháp oxy và hỗ trợ hô hấp. Huyết áp cần được theo dõi cẩn thận để ngăn ngừa cơn hạ huyết áp. Không có thuốc giải độc cho quá liều tetryzoline. Tuy nhiên, trong một báo cáo trường hợp việc sử dụng naloxone thành công trong việc đảo ngược các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của quá liều tetryzoline ở trẻ em.

3. Lưu ý khi sử dụng của thuốc Tetrahydrozoline

  • Sử dụng thận trọng ở trong trường hợp cao huyết áp, đái đường, cường giáp, bất thường về tim mạch (như bệnh động mạch vành do cao huyết áp, xơ cứng động mạch não) và nhiễm khuẩn hoặc bị tổn thương. Sung huyết hồi ứng có thể sẽ xảy ra khi dùng kéo dài chất co mạch ở mắt.
  • Ðể tránh nhiễm bẩn thuốc, không được chạm vào chóp lọ nhỏ vào bề mặt của mắt. Nếu mắt bị đau, thị lực thay đổi, kích ứng mắt/đỏ mắt kéo dài, hoặc nếu tình trạng xấu đi hoặc vẫn còn trên 72 giờ phải chẩn đoán lại bệnh.
  • Thuốc được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu (sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi...) đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu. Chính vì vậy tốt nhất là không nên dùng thuốc đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định.
  • Thuốc có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Tốt nhất là không nên hoặc hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

4. Tác dụng phụ của thuốc Tetrahydrozoline

Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm: Làm mờ mắt; rách giác mạc mắt, phát ban, khó thở, thắt ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi, đỏ mắt hoặc kích ứng mắt; Đau đầu.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Cách bảo quản thuốc Tetrahydrozoline

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan