Công dụng thuốc Somatin

Thuốc Somatin được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm truyền, có thành phần chính là Somatostatin. Thuốc được sử dụng trong điều trị tình trạng xuất huyết tiêu hóa và các vấn đề khác.

1. Thuốc Somatin có tác dụng gì?

Thuốc Somatin bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm truyền, đóng góp hộp 3 ống thuốc + 3 ống dung môi 2ml. Mỗi lọ bột pha tiêm Somatin 3mg có chứa: 3mg Somatostatin + 1 ống dung môi 2ml chứa natri chloride hàm lượng 18mg + nước pha tiêm.

Somatostatin là 1 14-aminoacid oligopeptide, phân lập từ vùng dưới đồi của động vật. Nó cũng được tìm thấy ở các tế bào biểu mô và sợi thần kinh trên khắp hệ thống tiêu hóa. Somatostatin là 1 hormone tăng trưởng, giúp làm giảm tình trạng xuất huyết dạ dày, tá tràng và thực quản.

Somatostatin có vai trò chính là 1 chất chuyển vận tại chỗ, giúp điều hòa bài tiết lượng nội tiết tố và ngoại tiết tố, điều khiển nhu động đường tiêu hóa. Khi được sử dụng với liều có tác động dược lý, Somatostatin có thể ức chế chức năng và nhu động đường tiêu hóa. Sau đó, nó được phân hủy trong đường tiêu hóa.

Chỉ định sử dụng thuốc Somatin:

  • Điều trị chảy máu cấp tính nghiêm trọng ở đường tiêu hóa: Chảy máu do loét dạ dày, loét tá tràng, loét dạ dày - tá tràng, phình thực quản, viêm dạ dày chảy máu;
  • Điều trị dự phòng các biến chứng hậu phẫu sau phẫu thuật tụy tạng;
  • Điều trị lỗ rò tụy tạng, viêm tụy cấp tính;
  • Điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường có nhiễm acid - ceton.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Somatin:

  • Bệnh nhân dị ứng, mẫn cảm với thành phần hoặc tá dược của thuốc.

2. Cách dùng, liều dùng thuốc Somatin

Cách dùng: Đường tiêm. Không được sử dụng đường uống hoặc để thuốc dây vào mắt.

Liều dùng:

  • Trừ khi có chỉ định khác, khi có chảy máu cấp ống tiêu hóa trên, nên truyền tĩnh mạch liên tục 3,5mcg/kg/giờ trong dung dịch sinh lý vô khuẩn, không có chất gây sốt. Trong một số trường hợp, trước khi truyền nên tiêm tĩnh mạch chậm (kéo dài trên 3 phút) 1 ống Somatin, nên kiểm tra huyết áp động mạch;
  • Khi chắc chắn tình trạng chảy máu giảm, nên tiếp tục kéo dài điều trị với thuốc trong 48 - 72 giờ nhằm tránh nguy cơ chảy máu mới;
  • Thời gian điều trị với thuốc Somatin không nên kéo dài quá 120 giờ. Thực tế, lợi ích của việc tiêm truyền kéo dài vẫn chưa được nghiên cứu;
  • Để ngăn ngừa biến chứng hậu phẫu sau khi phẫu thuật tụy tạng, nên dùng Somatostatin cùng lúc với phẫu thuật, điều trị dự phòng cho bệnh nhân trong 5 ngày sau phẫu thuật;
  • Để điều trị lỗ rò tụy tạng và viêm tụy cấp, nên truyền 3,5mcg/kg/giờ (2 ống Somatin 3mg), truyền tĩnh mạch trong 7 - 10 ngày. Với trường hợp nặng, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, có thể kéo dài việc điều trị thêm 15 ngày;
  • Để điều trị bổ trợ cho bệnh nhân tiểu đường nhiễm acid - ceton, nên sử dụng Somatostatin cùng với insulin (tiêm tĩnh mạch 10 đơn vị + truyền tĩnh mạch 1 - 4,8 đơn vị/giờ). Biện pháp này có khả năng bình thường hóa hàm lượng glucose máu trong 4 giờ, giải quyết tình trạng nhiễm acid - ceton trong 3 giờ.

Quá liều, quên liều: Thuốc Somatin được sử dụng bởi nhân viên y tế nên hiếm khi xảy ra nguy cơ quá liều hoặc quên liều.

3. Tác dụng phụ của thuốc Somatin

Khi sử dụng thuốc Somatin, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Phát ban da, ngứa da, mày đay,... nhưng khá hiếm gặp. Khi đó, nên ngừng dùng thuốc và điều trị triệu chứng;
  • Đau (phần lớn đau thoáng qua sau khi tiêm), sưng, phù nề hoặc nhiễm trùng ở vị trí tiêm nhưng khá hiếm gặp. Đôi khi người bệnh bị nóng, đỏ ở chỗ tiêm;
  • Rối loạn hệ tiêu hóa, buồn nôn, đầy hơi, chán ăn, táo bón, chướng bụng, mệt mỏi,...;
  • Sốc phản vệ rất hiếm khi xảy ra. Nếu xảy ra, nên ngừng tiêm, theo dõi chặt chẽ biểu hiện của bệnh nhân và can thiệp điều trị thích hợp.

Người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ khi gặp các dấu hiệu bất thường do thuốc Somatin để được can thiệp điều trị sớm, hiệu quả.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Somatin

Trước và trong khi sử dụng thuốc Somatin, người bệnh cần lưu ý:

  • Thuốc Somatin chỉ được sử dụng bởi người có chuyên môn;
  • Thận trọng nếu sử dụng thuốc cho người có tiền sử bệnh tim mạch, co giật, động kinh, người già hoặc trẻ nhỏ;
  • Không khuyến cáo sử dụng thuốc Somatin ở phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nếu chưa được bác sĩ cho phép.

5. Tương tác thuốc Somatin

Tương tác thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ phát sinh những phản ứng bất lợi hoặc ảnh hưởng tới khả năng tác động, hiệu quả điều trị của thuốc. Do đó, người bệnh không được tự ý dùng thuốc, ngừng thuốc, thay đổi liều dùng của bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Một số tương tác thuốc của Somatin là: Khi pha dung dịch tiêm truyền Somatostatin, không nên pha với dung dịch có chứa Glucose hoặc Fructose vì có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra một số tác dụng phụ. Tốt nhất, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các loại dược phẩm mình đang dùng để nhận được lời khuyên phù hợp nhất.

Khi sử dụng thuốc Somatin, bệnh nhân nên phối hợp với mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Đây là yêu cầu tiên quyết để đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc, giảm nguy cơ xảy ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

496 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Somargen
    Công dụng thuốc Somargen

    Thuốc Somargen được chỉ định trong điều trị chảy máu cấp tính đường tiêu hóa nghiêm trọng, dự phòng biến chứng hậu phẫu sau khi phẫu thuật tụy tạng, điều trị lỗ rò tụy tạng, viêm tụy cấp tính,...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Viprazo
    Công dụng thuốc Viprazo

    Thuốc Viprazo là thuốc nhóm đường tiêu hoá, thành phần chính Omeprazol, hàm lượng 40mg, bào chế dạng bột đông khô pha tiêm, đóng gói hộp 1 lọ thuốc và 1 ống dung môi 10 ml. Thuốc dùng trong các ...

    Đọc thêm
  • Facidintas
    Công dụng thuốc Facidintas

    Facidintas có hoạt chất chính là Famotidin, một thuốc kháng histamin tại thụ thể H2. Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản hoặc các bệnh lý ...

    Đọc thêm
  • Cách điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
    Công dụng thuốc Fluranex

    Thuốc Fluranex là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa có tác dụng điều trị loét dạ dày cấp tính, loét tá tràng cấp tính, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản... Tuy nhiên, việc sử dụng ...

    Đọc thêm
  • Zolinova
    Công dụng thuốc Zolinova

    Zolinova là thuốc gì? Zolinova là thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa cho người lớn, việc dùng thuốc Zolinova cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn hoặc dược sĩ. Trước khi sử dụng Zolinova bệnh nhân ...

    Đọc thêm