Công dụng thuốc Samasol

Thuốc Samasol là thuốc kháng viêm không steroid, có hoạt chất chính là Nabumetone. Thuốc Samasol được chỉ định sử dụng điều trị chống viêm và giảm đau trong viêm xương khớp cấp và mạn tính, viêm khớp dạng thấp và các tình trạng viêm khác.

1. Samasol là thuốc gì?

Thuốc Samasol là thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Thuốc Samasol chứa hoạt chất chính là Nabumetone, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với hàm lượng 500mg.

Nabumetone là thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng kháng viêm, giảm đau và hạ sốt. Nabumetone là tiền chất không có tính axit, ức chế tương đối yếu sự tổng hợp prostaglandin. Tuy nhiên, Nabumetone sau khi được hấp thu qua đường tiêu hóa thì được chuyển hóa nhanh chóng trong gan thành hoạt chất 6-methoxy-2- naphthylacetic acid (6-MNA), là chất có hoạt tính với khả năng ức chế mạnh sự tổng hợp prostaglandin.

Nabumetone không ảnh hưởng lên niêm mạc dạ dày, so với các NSAID khác thì Nabumetone ít gây loét và xuất huyết tiêu hoá hơn. Bên cạnh đó, Nabumetone có tác dụng yếu chống kết tập tiểu cầu do collagen nhưng thuốc không ảnh hưởng đến thời gian chảy máu.

2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Samasol

2.1. Chỉ định

Thuốc Samasol được chỉ định sử dụng điều trị chống viêm và giảm đau trong viêm xương khớp cấp và mạn tính, viêm khớp dạng thấp và các tình trạng viêm khác.

2.2. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Samasol trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng hoặc quá mẫn với Nabumetone hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Samasol.
  • Tiền sử phản ứng quá mẫn với aspirin, ibuprofen hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác: Xuất hiện triệu chứng khó thở, viêm mũi, phù mạch, nổi mề đay sau khi dùng các thuốc này.
  • Loét dạ dày - tá tràng tiến triển, xuất huyết tiêu hoá.
  • Tiền sử xuất huyết/ thủng dạ dày – ruột liên quan đến việc điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid.
  • Bệnh nhân xuất huyết hoặc tai biến mạch máu não.
  • Suy gan, suy thận, suy tim nặng.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Điều trị đau trong giai đoạn phẫu thuật bắc cầu chủ vành.

3. Cách dùng thuốc Samasol

3.1. Liều dùng thuốc

Thuốc Samasol dùng đường uống, uống thuốc sau bữa ăn. Liều dùng thuốc như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: Liều khởi đầu 2 viên (1g)/ ngày, uống một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Liều dùng được điều chỉnh tuỳ theo nhu cầu của bệnh nhân. Một số bệnh nhân có thể dùng liều đến 1,5g – 2g/ ngày.
  • Người lớn tuổi: liều khuyến cáo không nên vượt quá 2 viên Samasol (1g)/ ngày.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi: Hiện chưa có dữ liệu lâm sàng để khuyến cáo sử dụng thuốc Samasol 500mg ở trẻ em.

3.2. Quá liều thuốc Samasol và xử trí

Các triệu chứng quá liều thuốc Samasol bao gồm đau đầu, mất phương hướng, kích thích, buồn ngủ, chóng mặt, ù tai, ngất xỉu, hôn mê, thỉnh thoảng co giật; đau thượng vị, buồn nôn, nôn, xuất huyết tiêu hóa, ít khi tiêu chảy. Trong trường hợp ngộ độc Nabumetone cấp tính, suy thận và gan cấp tính có thể xảy ra.

Xử trí: hiện nay không có thuốc giải độc Nabumetone đặc hiệu và chất chuyển hóa của nó là 6-MNA không thẩm tách được. Xử trí chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Trong vòng một giờ sau khi uống quá liều, xem xét sử dụng than hoạt. Ngoài ra ở người lớn rửa dạ dày có thể được cân nhắc khi uống quá liều mà đe dọa tính mạng. Nếu xuất hiện co giật thường xuyên hoặc kéo dài, điều trị bằng diazepam tiêm tĩnh mạch. Theo dõi chức năng thận và gan chặt chẽ. Theo dõi bệnh nhân ít nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống quá liều Samasol.

3.3. Quên liều thuốc Samasol và xử trí

Nếu bạn quên một liều thuốc Samasol, hãy dùng ngay nếu có thể. Trường hợp nếu gần đến thời gian sử dụng liều thuốc Samasol kế tiếp, có thể bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo như kế hoạch điều trị. Ngoài ra không dùng gấp đôi liều thuốc Samasol đã quy định.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Samasol

  • Cần thận trọng khi dùng thuốc Samasol ở bệnh nhân có bệnh lý đường tiêu hóa trên hoặc đang điều trị bằng thuốc chống đông. Theo dõi kỹ ở những biểu hiện bất thường ở đường tiêu hoá. Ngưng dùng thuốc Samasol nếu xuất hiện các dấu hiệu của loét hoặc xuất huyết đường tiêu hóa.
  • Tương tự các thuốc kháng viêm không steroid khác, Samasol có thể làm tăng men gan hoặc các chỉ số chức năng gan khác. Bệnh nhân có dấu hiệu suy giảm chức năng gan hoặc xét nghiệm chức năng gan bất thường, nên xác định sự tiến triển và mức độ nghiêm trọng của tình trạng suy giảm chức năng gan trong thời gian dùng thuốc. Đã ghi nhận vàng da, viêm gan khi dùng thuốc kháng viêm không steroid. Nếu các xét nghiệm chức năng gan không thuyên giảm và trở nên xấu đi hay xuất hiện dấu hiệu toàn thân thì ngưng sử dụng Nabumetone. Vì Nabumetone chuyển hoá thành 6MNA phụ thuộc vào chức năng gan, điều này có thể giảm ở bệnh nhân suy gan nặng. Do đó thận trọng khi sử dụng Nabumetone ở bệnh nhân suy gan nặng.
  • Khi sử dụng Samasol để điều trị các triệu chứng mãn tính, cần lưu ý một số yếu tố sau: Dùng thuốc trong thời gian dài nên kiểm tra thường xuyên các xét nghiệm như chức năng gan, công thức máu,... Nếu có triệu chứng bất thường thì cần giảm liều hay ngưng dùng thuốc.
  • Kháng viêm không steroid ức chế sự tổng hợp prostaglandin ở thận có vai trò hỗ trợ cho việc tưới máu thận. Giữ nước và phù đã được báo cáo ở một số bệnh nhân dùng Nabumetone. Thận trọng khi dùng thuốc Samasol trên bệnh nhân suy tim sung huyết, tăng huyết áp.
  • Nguy cơ huyết khối tim mạch: Thuốc kháng viêm không steroid khi dùng đường toàn thân có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối tim mạch, như nhồi máu cơ tim và đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ này có thể xuất hiện sớm trong vài tuần đầu dùng thuốc và tăng lên theo thời gian. Nguy cơ huyết khối tim mạch ghi nhận chủ yếu khi sử dụng thuốc Samasol ở liều cao. Cần đánh giá thường xuyên nguy cơ xuất hiện nguy cơ huyết khối tim mạch ngay cả khi bệnh nhân không có bệnh lý tim mạch trước đó. Thông báo cho bệnh nhân các triệu chứng của biến cố tim mạch nghiêm trọng và đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng này.
  • Khả năng lái xe và vận hành máy móc: sử dụng Nabumetone có thể gặp một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn, rối loạn thị giác hoặc mệt mỏi. Không nên lái xe hoặc vận hành máy móc nếu gặp các tác dụng phụ này.
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú: Không sử dụng thuốc Samasol ở đối tượng này.
  • Phụ nữ có ý định mang thai: Nabumetone có thể làm khả năng sinh sản ở phụ nữ và không được khuyến cáo sử dụng thuốc ở phụ nữ đang có ý định mang thai.

5. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Samasol

Trong thời gian sử dụng thuốc Samasol, một số tác dụng phụ có thể gặp như:

  • Hệ thần kinh: Ù tai, rối loạn tai, nhầm lẫn, buồn ngủ, bồn chồn, chóng mặt, nhức đầu, lo âu, dị cảm,
  • Tim mạch: Tăng huyết áp, suy tim.
  • Tiêu hoá: Loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hoá, buồn nôn, nôn, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi.
  • Hô hấp: Khó thở, chảy máu cam, viêm phổi kẽ.
  • Mắt: Rối loạn mắt, tầm nhìn bất thường.
  • Rối loạn gan mật: Viêm gan, vàng da, ứ mật, suy gan, bất thường chức năng gan.
  • Da và mô dưới da: phát ban dị ứng, ngứa, hoại tử thượng bì nhiễm độc, hội chứng Steven Johnson, nổi mề đay, hồng ban đa dạng, đổ mồ hôi nhiều, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Hệ miễn dịch: Phản ứng phản vệ, sốc phản vệ.

6. Tương tác thuốc

  • Warfarin: Thận trọng khi dùng Nabumetone với Warfarin, đã có báo cáo tương tác giữa Warfarin và thuốc kháng viêm không steroid khác.
  • Thuốc kháng acid có chứa nhôm khi dùng đồng thời với Nabumetone không làm ảnh hưởng đến sinh khả dụng của 6MNA. Khi dùng chung với thức ăn hay sữa, Nabumetone được hấp thu nhanh hơn nhưng tổng lượng 6MNA trong máu không thay đổi.
  • Thuốc ức chế men chuyển: các nghiên cứu cho thấy các thuốc kháng viêm khôgn steroid làm giảm tác dụng của thuốc ức chế men chuyển.
  • Aspirin: Tỉ lệ liên kết với protein của thuốc Aspirin giảm khi dùng đồng thời với Nabumetone.
  • Thực tế các NSAIDS khác thường không được dùng đồng thời với Nabumetone do có nguy cơ làm tăng các tác dụng phụ.
  • Thuốc lợi tiểu: Nabumetone có thể làm giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu tăng thải natri như Thiazid và Furosemid ở một số bệnh nhân. Theo dõi chặt chẽ các triệu chứng của suy thận và đảm bảo hiệu quả của thuốc lợi tiểu khi dùng đồng thời hai thuốc này.
  • Lithium: Nabumetone có khả năng làm tăng nồng độ của lithi trong huyết tương và giảm độ thanh thải thận của lithi. Nabumetone khi sử dụng đồng thời với Lithi cần giám sát chặt chẽ triệu chứng ngộ độc của lithi.
  • Methotrexat: ghi nhận NSAIDs cạnh tranh trong quá trình thải trừ với Methotrexat, do đó có thể làm tăng độc tính của Methotrexat.
  • Kháng sinh Quinolon: bệnh nhân dùng Nabumetone và quinolon làm tăng nguy cơ xuất hiện co giật.
  • Thuốc chống trầm cảm SSRI: tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa khi dùng chung với Nabumetone.
  • Cyclosporin: dùng chung với Nabumetone làm tăng nguy cơ độc tính trên thận.
  • Thuốc chống đông: Nabumetone có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông. Khi dùng đồng thời thuốc chống đông với Nabumetone cần theo dõi dấu hiệu quá liều thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc amedolfen
    Công dụng của thuốc Amedolfen

    Thuốc amedolfen 100mg là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) của Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV sản xuất. Thuốc có thành phần chính là Flurbiprofen. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • ripaingesic
    Công dụng thuốc Ripaingesic

    Thuốc Ripaingesic được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Paracetamol 500mg và Diclofenac natri 50mg. Vậy thuốc Ripaingesic là thuốc gì, thuốc Ripaingesic có tác dụng gì và cách ...

    Đọc thêm
  • pipanzin
    Công dụng thuốc Pipanzin

    Thuốc Pipanzin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá được bào chế ở dạng viên bao tan trong ruột. Thuốc Pipanzin có thành phần chính là Pamtoprazol được chỉ định trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, loét ...

    Đọc thêm
  • Sharazol 40
    Công dụng thuốc Sharazol 40

    Sharazol 40 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày -thực quản (GERD), viêm loét đường tiêu hóa, phòng ngừa loét do thuốc kháng viêm không steroid hoặc tăng tiết bệnh ...

    Đọc thêm
  • Flugafen
    Công dụng thuốc Flugafen

    Flugafen là thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm được dùng khá rộng rãi hiện nay. Thuốc được chỉ định giảm đau ở bệnh nhân có các triệu chứng đau vừa và nhẹ.

    Đọc thêm