Công dụng thuốc Pollezin

Thuốc Pollezin có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng do dị ứng gây nên. Tuân thủ chỉ định, liều dùng của thuốc Pollezin sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

1. Thuốc Pollezin là thuốc gì?

Pollezin thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ, 3 vỉ x 7 viên.

Thành phần Levocetirizin dihydrochlorid trong thuốc Pollezin thuộc nhóm ức chế thụ thể H1, có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng do dị ứng gây nên.

2. Chỉ định sử dụng thuốc Pollezin

Thuốc Pollezin được chỉ định điều trị các rối loạn dị ứng ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi trong những trường hợp sau:

3. Cách sử dụng thuốc Pollezin

Cách dùng thuốc Pollezin:

  • Thuốc Pollezin dùng bằng đường uống;
  • Uống nguyên viên thuốc Pollezin với một ly nước, có thể cùng hoặc không cùng thức ăn.

Liều tham khảo thuốc Pollezin:

  • Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: Liều Pollezin 1 viên/ lần/ ngày;
  • Trẻ em từ 6 tuổi trở xuống: Không khuyến cáo sử dụng Pollezin;
  • Người bệnh bị suy thận hoặc suy gan kèm suy thận: Giảm liều Pollezin theo mức độ của bệnh;
  • Ở trẻ em: Liều dùng Pollezin phụ thuộc vào cân nặng của trẻ;
  • Bệnh nhân chỉ bị suy gan: Dùng liều Pollezin thông thường.

Liều dùng Pollezin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Pollezin cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến bệnh. Do đó, để có liều Pollezin phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Chống chỉ định sử dụng thuốc Pollezin

Thuốc Pollezin chống chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Quá mẫn với hoạt chất Levocetirizine, Cetirizine, Hydroxyzine, dẫn xuất Piperazine hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc Pollezin;
  • Người có mức độ suy thận nặng với độ thanh thải Creatinin dưới 10 ml/ phút.

4. Tác dụng phụ của thuốc Pollezin

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Khô miệng;
  • Đau đầu;
  • Mệt;
  • Buồn ngủ.

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Kiệt sức;
  • Đau bụng.

Chưa rõ tần suất:

  • Tăng cảm giác thèm ăn, mất ngủ;
  • Bồn chồn, lo lắng;
  • Co giật, ảo giác, trầm cảm, có ý định tự tử;
  • Chóng mặt;
  • Rối loạn thị giác;
  • Dị cảm;
  • Ngất xỉu, run;
  • Thay đổi vị giác;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Nhìn mờ;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Đánh trống ngực, khó thở;
  • Đau khớp;
  • Viêm gan;
  • Phát ban da, ngứa;
  • Đau cơ;
  • Khó đi tiểu;
  • Phản ứng quá mẫn, phù mạch, giảm huyết áp đột ngột dẫn đến trụy mạch.

Trong trường hợp người bệnh gặp phải các tác dụng phụ trên, hãy ngừng thuốc ngay lập tức, tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

5. Tương tác thuốc

Dùng đồng thời Pollezin với các thuốc sau có thể xảy ra tương tác không mong muốn:

  • Giảm độ thanh thải Cetirizine khi dùng đa liều với thuốc Theophyline;
  • Thay đổi dược động học khi kết hợp Pollezin với thuốc Titinavir;

Để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ về những loại thuốc, thực phẩm chức năng đang dùng và các bệnh khác hiện mắc phải.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Pollezin

  • Chưa có nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát tốt khi sử dụng Pollezin ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, chỉ dùng Pollezin cho phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết và dưới chỉ định của bác sĩ;`
  • Thuốc Pollezin có khả năng bài tiết vào sữa mẹ, nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ nên cần thận trọng khi dùng;
  • Pollezin có thể gây ra các triệu chứng như buồn ngủ, mệt mỏi, suy nhược. Do đó, những người lái xe và vận hành máy móc cần thận trọng khi sử dụng.

Trên đây là thông tin về tác dụng thuốc Pollezin, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Pollezin. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Pollezin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan