Công dụng thuốc Padobaby

Padobaby có thành phần chính là Paracetamol 325mg và Clorpheniramin 2mg. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Padobaby sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Công dụng thuốc Padobaby

  • Thuốc Padobaby được sử dụng để giảm đau hạ sốt có kèm dị ứng và cảm cúm.

2. Cách dùng và liều dùng

Cách dùng: Người bệnh hòa tan thuốc Padobaby với 1 lượng nước thích hợp (khoảng 1-2 thìa canh), ngày uống 3-4 lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ.

Liều dùng được phân theo độ tuổi gồm:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: Thực hiện theo liều khuyến cáo của bác sĩ.
  • Trẻ từ 2-6 tuổi: 1⁄2 gói/ lần.
  • Trẻ từ 7-15 tuổi: 1 gói/ lần.
  • Người lớn: 2 gói/ lần.

3. Chống chỉ định

Thuốc Padobaby được chống chỉ định trên các đối tượng sau:

4. Thận trọng khi dùng thuốc Padobaby

Lưu ý khi sử dụng Padobaby gồm:

  • Thận trọng khi sử dụng Padobaby cho người bệnh có thiếu máu từ trước. Vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ trên lâm sàng, mặc dù trên xét nghiệm có thể thấy nồng độ methemoglobin trong máu tăng cao ở mức nguy hiểm.
  • Khi dùng thuốc Padobaby, cần tránh uống rượu vì gây tăng độc tính với gan.
  • Thận trọng khi dùng Padobaby cho người mắc bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở.
  • Tránh dùng Padobaby cho người đang lái xe hoặc điều khiển máy móc vì tác dụng phụ của thuốc có thể gây nguy hiểm khi lái xe.
  • Không dùng Padobaby cho người bệnh bị tăng nhãn áp.
  • Thận trọng đối với người suy giảm chức năng gan hoặc thận, người cao tuổi (>60 tuổi).
  • Chỉ dùng cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết, thận trọng với người mang thai vào 3 tháng cuối kỳ.
  • Không cho con bú trong thời gian dùng thuốc Padobaby.

5. Tương tác thuốc

Một số tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng Padobaby gồm:

  • Dùng Paracetamol liều cao, dài ngày với Coumarin và dẫn chất Indandion có thể làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của thuốc.
  • Kết hợp Paracetamol với Phenothiazin có thể gây hạ sốt quá mức.
  • Uống Paracetamol với rượu quá nhiều và dài ngày làm tăng nguy cơ gây độc cho gan.
  • Dùng Paracetamol với thuốc chống co giật (gồm Phenytoin, BarbituratCarbamazepin) hoặc Isoniazid có thể làm tăng tính độc hại gan.
  • Dùng đồng thời với các thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin.
  • Dùng Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của clorpheniramin.

6. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ khi dùng Padobaby gồm:

  • Khô miệng;
  • Ngủ gà, an thần, chóng mặt;
  • Nổi ban ở da, thường là ban đỏ, mày đay và các phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra, nặng có thể kèm theo sốt;
  • Giảm bạch cầu trung tính;
  • Giảm tiểu cầu;
  • Giảm toàn thể huyết cầu.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Padobaby và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

7. Quá liều và cách xử trí

7.1. Quá liều

  • Quá liều Paracetamol: Gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn và đau bụng, thường xảy ra trong vòng 2- 3 giờ sau khi uống thuốc. Sau đó, người bệnh sẽ xuất hiện chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay. Ngộ độc nặng có thể gây kích thích thần kinh trung ương, kích động và mê sảng. Tiếp đến là gây ức chế thần kinh trung ương (hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh nông, mạch nhanh yếu không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn).
  • Quá liều Clorpheniramin: Gây ra các triệu chứng gồm an thần, loạn tâm thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, tác dụng chống tiết acetylcholin, phản ứng loạn trương lực và trụy tim mạch và loạn nhịp.

7.2. Xử trí quá liều

  • Paracelamol: Nhiễm độc nặng cần điều trị tích cực, rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất là trong vòng 4 giờ sau khi uống. Ngoài ra, còn dùng những hợp chất sulfhydryl. N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch, hiệu quả nhất khi dùng trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol, tối đa là 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Nếu không có N - acetylcystein, có thể dùng methionin, than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối cũng có khả năng làm giảm hấp thụ paracetamol.
  • Clorpheniramin: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống, chú ý đặc biệt đến chức năng gan, thận, hô hấp, tim và cân bằng nước, điện giải. Điều trị sớm, khi vừa mới uống thuốc được một thời gian ngắn có thể tiến hành rửa dạ dày hoặc gây nôn bằng siro ipecacuanha, sau đó, cho dùng than hoạt và thuốc tẩy để hạn chế hấp thu. Cần điều trị tích cực khi có hạ huyết áp và loạn nhịp tim, điều trị co giật bằng tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc phenytoin. Những ca nặng có thể phải truyền máu.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Padobaby, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Padobaby điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan