Công dụng thuốc Lopirator

Lopirator chứa thành phần chính là Atorvastatin, có tác dụng ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan và tăng cường dị hóa LDL cholesterol. Thuốc được chỉ định trong điều trị tăng tăng cholesterol máu, tăng lipid máu hỗn hợp và phòng ngừa biến cố tim mạch.

1. Thuốc Lopirator có tác dụng gì?

Lopirator chứa hoạt chất chính là Atorvastatin - 1 thuốc thuộc nhóm Statin. Atorvastatin làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh bằng cách ức chế HMG-CoA reductase, từ đó ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan và tăng số lượng các thụ thể LDL trên bề mặt tế bào gan để tăng hấp thu và dị hóa LDL.

Thuốc Lopirator được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị tăng cholesterol máu: Atorvastatin được chỉ định như một chất bổ trợ cho chế độ ăn kiêng để giảm cholesterol toàn phần (total-C), LDL-cholesterol (LDL-C), apolipoprotein B và triglyceride ở bệnh nhân tăng cholesterol máu nguyên phát, tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử hoặc tăng lipid máu hỗn hợp.
  • Phòng ngừa các biến cố tim mạch ở bệnh nhân có nguy cơ cao bị biến cố tim mạch cao

2. Chống chỉ định của thuốc Lopirator

Thuốc Lopirator chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong công thức.
  • Bệnh nhân có bệnh gan đang hoạt động hoặc gia tăng dai dẳng không giải thích được của transaminase huyết thanh (vượt quá 3 lần giới hạn trên của mức bình thường).
  • Bệnh nhân đang mang thai, đang cho con bú và phụ nữ có khả năng sinh con không sử dụng các biện pháp tránh thai thích hợp.

3. Liều dùng và cách dùng của thuốc Lopirator là gì?

Cách dùng:

Bệnh nhân có thể uống Lopirator cùng hoặc không cùng thức ăn và dùng ở bất kể thời điểm nào trong ngày.

Liều dùng:

Người lớn:

  • Liều lượng Lopirator nên được cá nhân hóa theo mức LDL-C ban đầu, mục tiêu điều trị và đáp ứng của bệnh nhân. Liều Lopirator khởi đầu thông thường là 10mg x 1 lần/ ngày. Sau đó có thể điều chỉnh liều theo đáp ứng của bệnh nhân. Liều Lopirator tối đa là 80mg x 1 lần/ ngày.
  • Tăng cholesterol máu nguyên phát và tăng lipid máu hỗn hợp: Hầu hết bệnh nhân được kiểm soát bằng Lopirator 10mg x 1 lần/ngày.
  • Tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử: Bệnh nhân thường được bắt đầu với Lopirator 10mg mỗi ngày. Liều nên được điều chỉnh sau mỗi 4 tuần thành 40mg/ngày, có thể tăng liều lên tối đa 80mg/ ngày.
  • Tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử: Liều Lopirator thường từ 10 đến 80mg mỗi ngày. Lopirator nên được sử dụng như 1 chất bổ trợ cho các phương pháp điều trị hạ lipid máu khác ở những bệnh nhân này hoặc nếu các phương pháp điều trị đó không khả dụng.
  • Phòng ngừa biến cố tim mạch: Liều thông thường là 10mg/ ngày. Liều cao hơn có thể cần thiết để đạt được mức cholesterol theo hướng dẫn hiện hành.

Trẻ em:

  • Trẻ em bị tăng cholesterol máu trong gia đình dị hợp tử từ 10 tuổi trở lên, liều khởi đầu của Atorvastatin là 10 mg mỗi ngày. Có thể tăng liều lên 80 mg mỗi ngày, tùy theo đáp ứng và khả năng dung nạp. Liều dùng nên được cá nhân hóa theo mục tiêu điều trị và có thể được điều chỉnh sau ít nhất 4 tuần.

Đối tượng khác:

  • Suy thận: Không cần điều chỉnh liều thuốc Lopirator.
  • Suy gan: Lopirator nên được sử dụng thận trọng cho bệnh nhân suy gan. Đối với những bệnh nhân bị bệnh gan đang hoạt động, chống chỉ định dùng Lopirator.

4. Tác dụng phụ của thuốc Lopirator

Bệnh nhân sử dụng thuốc Lopirator có thể gặp phải các tác dụng phụ bao gồm:

Tần suất > 10%:

  • Tiêu hóa: Tiêu chảy;
  • Thần kinh cơ xương: Đau khớp;
  • Hô hấp: Viêm mũi họng.

Tần suất 1 đến 10%:

  • Tim mạch: Đột quỵ xuất huyết.
  • Nội tiết và chuyển hóa: Đái tháo đường.
  • Tiêu hóa: Khó tiêu, buồn nôn.
  • Hệ sinh dục: Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Gan: Tăng transaminase huyết thanh.
  • Hệ thần kinh: Mất ngủ.
  • Thần kinh cơ xương: Đau chân tay, co thắt cơ, đau cơ xương, đau cơ.
  • Hô hấp: Đau họng.

Không rõ tần suất:

  • Da liễu: Mày đay.
  • Tiêu hóa: Bụng chướng, ứ mật, đau bụng, đầy hơi.
  • Gan: Viêm gan, tăng phosphatase kiềm trong huyết thanh.
  • Hệ thần kinh: Khó chịu, nhược cơ, ác mộng.
  • Thần kinh cơ xương: Tăng creatine phosphokinase trong máu, sưng khớp, mỏi cơ, đau cổ.
  • Nhãn khoa: Nhìn mờ.
  • Hô hấp: Chảy máu cam.
  • Khác: Sốt, ù tai.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Lopirator và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Lopirator

  • Các xét nghiệm chức năng gan nên được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị với Lopirator và định kỳ sau đó.
  • Thuốc Lopirator nên được sử dụng thận trọng cho những bệnh nhân uống nhiều rượu và/ hoặc có tiền sử bệnh gan.
  • Những bệnh nhân bị đột quỵ gần đây được điều trị dài hạn với Atorvastatin liều cao (tức là 80mg/ ngày) có thể tăng nguy cơ bị đột quỵ xuất huyết.
  • Dựa trên các hướng dẫn lâm sàng hiện tại, nên tiếp tục sử dụng thuốc nhóm statin trong giai đoạn chu phẫu đối với trường hợp ngừng tim và phẫu thuật tim. Ngừng điều trị statin trước phẫu thuật có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong.
  • Atorvastatin có thể ảnh hưởng đến cơ xương, gây đau cơ, viêm cơ và có thể tiến triển thành tiêu cơ vân (tình trạng có khả năng đe dọa tính mạng đặc trưng bởi nồng độ creatine kinase (CK) tăng cao rõ rệt).
  • Phụ nữ có khả năng sinh con nên sử dụng các biện pháp tránh thai thích hợp trong quá trình điều trị với Lopirator. Thuốc Lopirator chống chỉ định trong thời kỳ mang thai. Ngừng dùng thuốc và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu phát hiện có thai.
  • Phụ nữ cho con bú: Hiện tại không rõ Atorvastatin hoặc các chất chuyển hóa của nó có được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Do nguy cơ xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ bú mẹ, phụ nữ dùng Lopirator không nên cho con bú.

6. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi hiệu lực và/hoặc gia tăng tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc. Bệnh nhân nên thông báo cho y bác sĩ tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng để được tư vấn. Dưới đây là một số tương tác cần lưu ý khi sử dụng thuốc Lopirator:

  • Các chất ức chế CYP3A4 mạnh như Ciclosporin, Clarithromycin, Delavirdine, Stiripentol, Ketoconazole, Itraconazole, Posaconazole,...đã được chứng minh là làm tăng nồng độ và gia tăng tác dụng phụ của Atorvastatin. Do đó phải thận trọng khi phối hợp Atorvastatin với các thuốc trên.
  • Dùng đồng thời Atorvastatin với chất cảm ứng cytochrome P450 có thể dẫn đến giảm nồng độ Atorvastatin trong huyết tương.
  • Nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ trên cơ, bao gồm cả tiêu cơ vân có thể tăng lên khi sử dụng đồng thời Ezetimibe hoặc Acid Fusidic với Atorvastatin.
  • Một số trường hợp bệnh cơ đã được báo cáo khi dùng Atorvastatin đồng thời với Colchicine.
  • Sử dụng đồng thời Atorvastatin liều 80mg mỗi ngày với Warfarin làm giảm nhẹ khoảng thời gian prothrombin trong 4 ngày đầu dùng thuốc và trở lại bình thường trong vòng 15 ngày sau khi điều trị.
  • Sử dụng đồng thời Atorvastatin với thuốc tránh thai đường uống làm tăng nồng độ Norethindrone và Ethinyl Oestradiol trong huyết tương.

Trên đây là các thông tin về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Lopirator. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến nhân viên y tế trước khi dùng thuốc để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả tối ưu.

88 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thuốc Atorpa 10
    Công dụng thuốc Atorpa 10

    Thuốc Atorpa 10 là một thuốc có tác dụng hạ mỡ máu thuộc nhóm Statin. Thuốc được sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện, khi áp dụng phương pháp không dùng thuốc nhưng không mang ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Eslatinb 40
    Công dụng thuốc Eslatinb 40

    Thuốc Eslatinb 40 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, có thành phần chính là Simvastatin. Thuốc được sử dụng trong điều trị chứng tăng cholesterol máu.

    Đọc thêm
  • simavas 10
    Công dụng thuốc Simavas 10

    Thuốc Simavas 10 được phối hợp dùng chung với chế độ ăn kiêng giảm cholesterol và chất béo theo chỉ định của bác sĩ nhằm điều trị hiệu quả các tình trạng như: tăng cholesterol máu tiên phát, biến cố ...

    Đọc thêm
  • Merovast 10
    Công dụng thuốc Merovast 10

    Thuốc Merovast 10 nằm trong phân nhóm thuốc điều trị cho người mắc bệnh lý tim mạch. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định bác sĩ. Hãy cùng tìm hiểu Merovast 10 là ...

    Đọc thêm
  • Các tác dụng có thể gặp khi dùng thuốc hạ mỡ máu
    Công dụng thuốc Pahasu

    Thuốc Pahasu là một loại thuốc hạ mỡ máu, được sử dụng cho những bệnh nhân tăng mỡ máu mà không đáp ứng với chế độ ăn uống và tập luyện. Thuốc Pahasu có công dụng giảm hình thành cholesterol ...

    Đọc thêm