Công dụng thuốc Libracefactam 1,5g

Libracefactam 1,5g thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc được chỉ định để điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng màng não.

1. Libracefactam 1,5g công dụng là gì?

Libracefactam 1,5g có thành phần chính là Cefoperazone (dưới dạng cefoperazone natri) 1g; Sulbactam (dưới dạng sulbactam natri) 0,5g, được sử dụng trong việc điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nguyên nhân do những vi khuẩn nhạy cảm như:

  • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu trên và dưới.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới.
  • Các bệnh nhiễm khuẩn trong ổ bụng như viêm đường mật, viêm túi mật, viêm màng bụng, viêm phúc mạc.
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Viêm màng não.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
  • Nhiễm khuẩn xương khớp.
  • Nhiễm khuẩn đường sinh dục như viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, bệnh lậu.

Bởi thành phần sulbactam/ cefoperazone có phổ kháng khuẩn rộng cho nên thuốc Libracefactam 1,5g sử dụng rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn dù không cần kết hợp chung với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, sulbactam/ cefoperazone có thể dùng kết hợp với những kháng sinh khác trong trường hợp cần thiết. Lưu ý: Khi kết hợp với Aminoglycoside phải kiểm tra chức năng thận trong suốt đợt điều trị.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng thuốc cho các trường hợp bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với nhóm Cefoperazone hoặc Penicillins, các chất ức chế betalactamases.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Libracefactam 1,5g

2.1. Cách dùng thuốc Libracefactam 1,5g

Cách pha thuốc dùng để tiêm tĩnh mạch:

  • Lọ Libracefactam 1,5g được pha với 4ml dung dich dextrose 5%, sodiumchloride ~ 0.9% hoặc nước cất pha tiêm. Thời gian tiêm tĩnh mạch được thực hiện tối thiểu trong 3 phút.
  • Để tiêm truyền, dung dịch phải pha trong 20ml dung môi và truyền trong 30 - 60 phút.

Cách pha thuốc dùng để tiêm bắp:

  • Với các dung dịch có thể sử dụng để tiêm bắp, để thuốc sử dụng được cần pha qua 2 bước sau: Đầu tiên pha dung dịch với 3ml nước cất pha tiêm. Khi dung dịch đã hoà tan, pha thêm 1ml dung dich lidocaine 2%. Thành phẩm là có dung dịch đạt được là 4mL gồm dung dịch chứa 250mg/ Cefoperazone và 0.5% lidocaine.
  • Dung dịch sau khi pha ổn định trong 24 giờ ở nhiệt độ dưới 25 độ C.

2.2. Liều dùng thuốc Libracefactam 1,5g

Liều dùng áp dụng cho người bệnh trưởng thành: Sử dụng từ 1-2 g Cefoperazone/ngày, dùng để tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, chia ra dùng trong 12 giờ. Với các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, bệnh nhân có thể tăng liều dùng lên tới 8 grams Cefoperazone/ngày.

Liều dùng tối đa mỗi ngày của Sulbactam là 4g/ ngày, trong trường hợp này cần bổ sung thêm Cefoperazone hoặc dùng thuốc với tỷ lệ 1:2 (Sulbactam: Cefoperazone).

Với trường hợp người bệnh bị suy thận: Cần điều chỉnh liều lượng thuốc do thời gian đào thải của Sulbactam sẽ bị tăng lên. Cụ thể như sau:

  • Độ thanh thải Creatinine trong khoảng 15 - 30 ml/ phút thì liều điều chỉnh là 1g Sulbactam hai lần mỗi ngày.
  • Với độ thanh thải Creatinine < 14 ml/phút: Dùng 0.5g Sulbactam hai lần mỗi ngày.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh suy gan: Thuốc đa số sẽ được bài tiết qua mật, thời gian đào thải của Cefoperazone sẽ kéo dài hơn ở người bệnh bị suy gan nặng. Bệnh nhân vẫn có thể sử dụng thuốc nhưng cần điều chỉnh liều lượng theo ý kiến tư vấn của bác sĩ, đặc biệt lưu ý với người vừa mắc bệnh suy gan vừa bị suy thận.

3. Tương tác thuốc

  • Không nên pha chung thuốc với dung dịch Ringer lactate hoặc với dung dịch 2% lidocaine, hydrochloride, do sự pha trộn của 2 loại thuốc trên gây tương kỵ nhau.
  • Sử dụng sản phẩm có cồn cùng với thuốc sẽ gây ức chế aldehyde dehygrogenase dẫn đến phản ứng gây tích lũy trong máu với triệu chứng như đồ mồ hôi, nhịp tim nhanh. Phản ứng này cũng xảy ra tương tự khi kết hợp kháng sinh nhóm Cephalosporin khác với 2 thành phần cefoperazon/ sulbactam.
  • Không nên sử dụng chung với nhóm kháng sinh Aminoglycoside, nó sẽ làm giảm công dụng của thuốc. Trường hợp cần phải dùng chung thì phải chia thời gian tiêm truyền gián đoạn, rửa ống truyền dịch giữa 2 liều.
  • Ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, cụ thể là xét nghiệm glucose trong nước tiểu có thể bị dương tính giả khi dùng với dung dịch Benedict hoặc Fehling. Dương tính với xét nghiệm kháng globulin (Coomb).
  • Không nên trộn lẫn thuốc với diphenhydramine, ketamycin B, meclofenoxat, kali magnesi, doxycyclin vì chúng dễ gây kết tủa.
  • Cẩn trọng khi sử dụng thuốc với các thuốc chống đông, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc ly giải huyết khối vì dễ gây phản ứng phụ là chảy máu.

4. Tác dụng phụ thuốc Libracefactam 1,5g

Thuốc được dung nạp khá tốt nên đa số các tác dụng phụ thường sẽ ở mức độ nhẹ và trung bình.

Phản ứng phụ thường gặp là đau tại vị trí tiêm, nhất là khi sử dụng thuốc để tiêm bắp. Một số ít trường hợp có thể bị viêm tĩnh mạch. Phản ứng trên đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Phản ứng trên da gây mẩn đỏ, ngứa da. Phản ứng trên máu và hệ bạch huyết như giảm tiểu cầu/ bạch cầu, thiếu máu và tăng bạch cầu ái toan. Các phản ứng liên quan đến máu có thể sẽ tự chấm dứt nếu người bệnh ngưng sử dụng thuốc.

5. Thận trọng khi dùng thuốc Libracefactam 1,5g

  • Người bệnh bị dị ứng với thuốc Penicillin cần thận trọng khi dùng Cefoperazon và Sulbactam.
  • Một số báo cáo đã đưa ra ở những người bệnh sử dụng Cefoperazon và các kháng sinh phổ kháng khuẩn rộng khác có thể gây bệnh viêm ruột kết màng giả.
  • Người bệnh tuyệt đối không sử dụng rượu trong quá trình sử dụng thuốc
  • Với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai: Cefoperazon và Sulbactam có thể qua được hàng rào nhau thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết.
  • Thời kỳ cho con bú: Chỉ một lượng nhỏ Cefoperazon và sSulbactam được tiết vào sữa mẹ, vậy nên cần cẩn trọng khi sử dụng khi dùng thuốc cho bà mẹ đang cho con bú.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Libracefactam, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Libracefactam điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

36 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan