Công dụng thuốc Levagim

Thuốc Levagim là thuốc gì? Levagim được chỉ định điều trị nhiễm trùng từ mức độ nhẹ đến nặng. Vậy cách sử dụng thuốc Levagim như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về thuốc Levagim qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Levagim có tác dụng gì?

Thuốc Levagim có chứa thành phần Levofloxacin hàm lượng 500mg và các tá dược khác vừa đủ do nhà sản xuất cung cấp. Levagim được chỉ định điều trị trong các trường hợp dưới đây:

  • Điều trị nhiễm trùng nhẹ, trung bình và nặng ở người lớn trên 18 tuổi như: Viêm xoang cấp, đợt cấp viêm phế quản mãn, viêm phổi, viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, nhiễm trùng da và cấu trúc da, nhiễm trùng đường tiết niệu có hoặc không có biến chứng, viêm thận - bể thận cấp tính.

Mặt khác, thuốc Levagim chống chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân như sau:

  • Dị ứng với hoạt chất Levofloxacin hay các tá dược khác có trong thành phần của thuốc.
  • Dị ứng với các thuốc thuộc nhóm Quinolon.
  • Người dưới 18 tuổi
  • Phụ nữ cho con bú và thai kỳ.
  • Bệnh nhân bị động kinh, thiếu hụt G6PD, có tiền sử bệnh gân cơ liên quan đến sử dụng thuốc Fluroquinolon.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Levagim

Thuốc Levagim bào chế ở dạng viên nén bao phim, dùng bằng đường uống. Thuốc nên uống cùng với 1 ly nước đầy, có thể uống trong bữa ăn hoặc xa bữa ăn. Không nên uống cùng lúc thuốc Levagim với các thuốc kháng acid chứa nhôm và magie, thuốc chứa kim loại nặng như sắt, kẽm, dicanxi, nên uống cách 2 giờ trước hoặc sau khi uống Levagim.

Dưới đây là liều dùng khuyến cáo của thuốc Levagim :

  • Viêm xoang đợt cấp: Dùng với liều 500mg/ngày, dùng thuốc liên tục trong 10 – 14 ngày.
  • Đợt kịch phát viêm phế quản mạn: Dùng với liều 250 - 500mg/ngày, dùng liên tục trong 7 – 10 ngày.
  • Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: Dùng với liều 500mg/lần/ngày, 1- 2 lần mỗi ngày, dùng liên tục trong 7 – 14 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng kể cả viêm thận - bể thận: Dùng với liều 250mg/ngày, dùng liên tục trong 7 – 10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Dùng với liều 500mg/lần/ngày, 1- 2 lần mỗi ngày, dùng liên tục trong 7 – 14 ngày.
  • Đối với bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin dưới 50ml/phút cần giảm liều cho bệnh nhân.

Liều dùng này chỉ là liều dùng khuyến cáo của nhà sản xuất. Tùy theo, tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân để bác sĩ chỉ định liều dùng phù hợp. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng hoặc đưa thuốc cho người khác khi có các triệu chứng tương tự.

3. Tác dụng phụ của thuốc Levagim

Bác sĩ luôn xem xét giữa lợi ích mà thuốc Levagim đem lại cho bệnh nhân và nguy cơ có thể xảy ra các tác dụng phụ để chỉ định dùng thuốc thích hợp. Người bệnh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ nhằm hạn chế xảy ra các tác dụng không mong muốn. Thuốc Levagim nói chung được dung nạp tốt, tác dụng phụ thường nhẹ và thoáng qua. Một số tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình dùng thuốc như sau:

  • Thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, chóng mặt.
  • Ít gặp: Nhạy cảm ánh sáng, đau sưng khớp/cơ/gân, đau bụng, thay đổi thị giác, phản ứng dị ứng.
  • Hiếm gặp: Động kinh, rối loạn thần kinh, đau ngực, rối loạn nhịp tim, bồn chồn, lo âu, thay đổi lượng nước tiểu, vàng mắt/da, bội nhiễm khi dùng kéo dài.

Trong trường hợp bệnh nhân dùng thuốc có xảy ra bất kỳ tác dụng nào kể trên hay các tác dụng phụ bất thường nào nghi ngờ do thuốc, người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ điều trị biết để tham khảo ý kiến.

4. Tương tác thuốc Levagim

Cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc người bệnh đang sử dụng như thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn,...để hạn chế xảy ra tương tác khi kết hợp các thuốc trong quá trình điều trị.

Một số tương tác có thể xảy ra khi phối hợp Levagim với các thuốc khác dưới đây:

  • Thuốc kháng acid, sucraflat, ion kim loại và vitamin làm giảm khả năng hấp thụ của thuốc Levagim, do đó nên uống các thuốc này cách 2 giờ trước hoặc sau khi dùng thuốc Levagim.
  • Theophylin: Thận trọng và điều chỉnh liều dùng thuốc Levagim khi dùng phối hợp với thuốc này (do kéo dài thời gian bán thải và tăng nồng độ thuốc Theophylin huyết tương).
  • Warfarin: Do làm tăng khả năng hấp thụ của thuốc Levagim (hoặc ngược lại), do đó cần giám sát các chỉ số đông máu khi sử dụng đồng thời cả 2 thuốc này.
  • Các thuốc chống viêm không steroid: Khi dùng kết hợp với thuốc Levagim có thể gây tăng kích thích thần kinh trung ương và lên cơ co giật.
  • Thuốc hạ đường huyết: Có thể làm tăng nguy cơ rối loạn đường huyết, vì vậy người bệnh khi dùng phối hợp 2 thuốc này cần được giám sát chặt chẽ.

5. Các lưu ý khi dùng thuốc Levagim

Một số lưu ý khi người bệnh dùng thuốc Levagim như sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú trừ khi có chỉ định đặc biệt của bác sĩ, sau khi đã xem xét giữa lợi ích của thuốc mang lại và nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra trên thai nhi và trẻ bú mẹ.
  • Ở những người lái xe hay vận hành máy móc cần chú ý đến các tác dụng phụ có thể gặp phải như nhức đầu, chóng mặt do thuốc gây ra, vì vậy, có thể tạm ngưng công việc cho đến khi xác định chắc chắn khả năng thuốc ảnh hưởng trên người bệnh.
  • Không nên sử dụng thuốc Levagim cho trẻ em dưới 18 tuổi do thuốc có thể gây thoái hóa các sụn khớp.
  • Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng trong thời gian điều trị và 48 giờ sau khi điều trị.
  • Trường hợp người bệnh có các dấu hiệu như tiêu chảy nặng, dai dẳng trong và sau khi điều trị bằng thuốc Levagim có thể do viêm đại tràng giả mạc. Vì vậy, người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và có biện pháp xử trí thích hợp.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Levagim cho những bệnh nhân có các bệnh lý trên hệ thần kinh trung ương như động kinh, xơ cứng mạch não...vì có thể tăng nguy cơ co giật.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi, bởi vì đối tượng này thường suy giảm chức năng gan và thận nên nguy cơ tích lũy thuốc khá cao. Người bệnh cần được kiểm tra các chức năng gan và thận trước khi bác sĩ điều trị cho sử dụng thuốc, để điều chỉnh liều phù hợp.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Levagim. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Levagim theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Letristan
    Công dụng thuốc Letristan

    Thuốc Letristan có hiệu quả trong điều trị bệnh viêm xoang cấp, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da. Letristan là thuốc kê đơn, để đảm bảo hiệu quả khi ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • penzotam
    Công dụng thuốc Penzotam

    Penzotam thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Penzotam là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng dưới sự chỉ ...

    Đọc thêm
  • Gyrablock
    Công dụng thuốc Gyrablock

    Gyrablock thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thành phần chính của thuốc Gyrablock là Norfloxacin, được chỉ định trong điều trị ...

    Đọc thêm
  • Hanprolex
    Công dụng thuốc Hanprolex

    Hanprolex thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được sử dụng để điều trị chủ yếu trong những trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu, da và mô mềm. Dưới đây là ...

    Đọc thêm
  • nalibigra 500
    Công dụng thuốc Nalibigra 500

    Nalibigra 500 là thuốc kháng sinh có thành phần chính Acid Nalidixic 500mg. Cùng tìm hiểu xem Nalibigra là thuốc gì và cách sử dụng hiệu quả, an toàn như thế nào trong bài viết sau.

    Đọc thêm