Công dụng thuốc Lamepil-100

Lamepil 100 chứa thành phần chính là Lamotrigin 100mg, được sử dụng riêng lẻ hoặc sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác. Thuốc có công dụng trong việc điều trị bệnh động kinh và rối loạn lưỡng cực.

1. Thuốc Lamepil 100 có tác dụng gì?

Thuốc được chỉ định sử dụng trong các trường hợp như:

  • Lamotrigin được chỉ định trong hỗ trợ điều trị bệnh động kinh cục bộ ở người lớn và trẻ nhỏ trên 2 tuổi.
  • Lamotrigin cũng được chỉ định điều trị hỗ trợ giảm các cơn co giật nguyên nhân do hội chứng Lennox Gastaut-ở những bệnh nhân cao tuổi và trẻ em trên 2 tuổi.
  • Sử dụng kết hợp với một số loại thuốc chống động kinh như carbamazepin, phenytoin, phenobarbital, primidon, hoặc valproat Lamotrigin trị liệu cho người lớn mắc bệnh động kinh cục bộ.
  • Lamotrigin được chỉ định để điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực và hỗ trợ làm giảm mức độ tái diễn các triệu chứng của bệnh rối loạn cảm xúc như trầm cảm, hưng cảm, hưng cảm nhẹ, rối loạn tâm thần hỗn hợp.

Không sử dụng cho người bệnh quá mẫn với thành phần hoặc với bất kỳ thành phân nào của thuốc.

Khi thuốc hấp thu vào cơ thể, nó hoạt động bằng cách làm giảm các xung thần kinh gây ra hội chứng co giật. Nó có hiệu quả giúp giảm các triệu chứng như lú lẫn, cử động co giật không kiểm soát, mất nhận thức và giảm cảm giác sợ hãi hoặc lo lắng.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc

Liều lượng thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể cho từng bệnh nhân phụ thuộc vào mức độ và điều kiện đáp ứng cơ thể của người bệnh. Dưới đây là liều lượng thuốc mà người bệnh có thể tham khảo.

2.1. Điều trị động kinh

Với bệnh nhân từ 2-12 tuổi:

  • Lamotrigin hỗ trợ cho phác đồ AED sử dụng trong tuần 1 và tuần 2 với liều lượng là 0,15mg/kg, ngày chia thành 1 -2 liều. Trong tuần 3 và tuần 4 sử dụng là 0,3mg/kg, tiếp sau đó dùng liều duy trì là 1-5 mg/ kg/ngày (liều tăng tối đa có thể được tăng đến 200mg, liều lượng tăng phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của cơ thể).
  • Liều lượng Lamotrigin kết hợp với carbamazepin, phenytoin, phenobarbital, hoặc primidon: Trong tuần 1-2 sử dụng liều 0,6 mg/kg, ngày chia thành 2 liều, từ tuần 3-4 dùng 1,2mg/kg/2 liều/ngày. Liều duy trì sau đó sử dụng 5-15mg/kg ( mức sử dụng đối đa là 400mg/ngày)

Bệnh nhân trên 12 tuổi

  • Liều lượng thuốc hỗ trợ cho phác đồ AED: Sử dụng trong tuần 1 và tuần 2 với liều lượng là 25 mg/kg, sử dụng cách ngày. Trong tuần 3 và tuần 4 sử dụng là 25 mg/kg, sử dụng mỗi ngày tiếp sau đó dùng liều duy trì là từ 100 đến 400 mg / ngày hoặc chia ngày 2 lần.
  • Lamepil 100 kết hợp với carbamazepin, phenytoin, phenobarbital, hoặc primidone trong tuần 1-2 sử dụng liều 50mg/ ngày, trong 3-4 tuần dùng 100mg ngày chia thành 2 liều, liều duy trì sau đó dùng 300 đến 500 mg / ngày.

2.2. Điều trị rối loạn lưỡng cực

Sử dụng liều lượng lamotrigin là 200 mg / ngày

3. Quá liều và cách xử lý

Sử dụng lamotrigin quá liều lên đến 15g sẽ gây ra một số phản ứng phụ không mong muốn như mắt điều hòa, chứng giật nhãn cầu, co giật tăng, mất ý thức, hôn mê, và gián đoạn dẫn truyền trong não thất, một số trường hợp nặng đã dẫn đến tử vong.

Hiện nay chưa có thuốc giải độc chuyên biệt cho lamotrigin. Khi nghi ngờ quá liều, hãy đến ngay trung tâm y tế. Bác sĩ thường sẽ chỉ định quan sát chặt chẽ các phản ứng của bệnh nhân. Khi cần thiết có thể chỉ định gây nôn hoặc rửa dạ dày, dùng biện pháp phòng ngừa thông thường để bảo vệ đường hô hấp.

4. Phản ứng phụ

  • Máu và hệ bạch huyết rối loạn: giảm bạch cầu, thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm nồng độ huyết cầu, thiếu máu bất sản, giảm lượng bạch cầu hạt. Các tác dụng phụ hạch to, thiếu máu tán huyết rất hiếm gặp.
  • Rối loạn mắt: Phản ứng rất hiếm gặp như ảnh hưởng thị giác khiến mắt bị mờ, phản ứng hiếm gặp gồm viêm kết mạc.
  • Rối loạn tiêu hóa: Phản ứng thường gặp bao gồm có buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khô miệng; Phản ứng ít gặp như viêm thực quản, loạn tiêu hóa, đau bụng, táo bón, xuất huyết trực tràng, loét dạ dày, đầy hơi, chán ăn.
  • Rối loạn chung: Mệt mỏi, đau, đau lưng, đau cổ, đau ngực, suy nhược, sốt, hội chứng cúm
  • Rối loạn gan mật: Bao gồm có suy gan, rối loạn chức năng gan, tăng chức năng gan, viêm tụy
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: Gây hội chứng quá mẫn (bao gồm các triệu chứng như sốt, sưng hạch, phù mắt, bất thường về máu và gan, đông máu nội mạch rải rác, suy đa cơ quan, viêm mạch, ức chế miễn dịch tiến triển.
  • Nhiễm trùng và ký sinh trùng: Nhiễm trùng, nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Chuyển hóa và rối loạn dinh dưỡng: Phù ngoại vi, giảm cân, tăng cân, phù nề
  • Cơ xương khớp và rối loạn mô liên kết như đau khớp, phản ứng giống Lupus, đau cơ, tiêu cơ vân. Đã có báo cáo về giảm mật độ khoáng của xương, loãng xương và gãy xương ở những bệnh nhân điều trị lâu dài với lamotrigin.
  • Rối loạn hệ thần kinh: Nhức đầu, buồn ngủ, run, mất ngủ, kích động, rung giật nhãn cầu, viêm màng não. Phản ứng hiếm gặp như mắt thăng bằng, rối loạn vận động, tình trạng bệnh Parkinson xấu đi, các hiệu ứng ngoại tháp, tần số co giật tăng, co giật, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn tập trung, mất trí nhớ, giảm cảm giác, giảm phản xạ, phản xạ tăng lên, xuất hiện hành vi tự tử, rối loạn cảm xúc, dáng đi bất thường, chóng mặt, động tác, suy nghĩ không bình thường, đau nửa đầu, hưng cảm.
  • Rối loạn tâm thần: Thường xuyên gặp tâm trạng khó chịu, cáu gắt, có thể dẫn đến bệnh trầm cảm, căng thẳng.
  • Rối loạn thận và tiết niệu: Đi tiểu nhiều lần
  • Sinh sản và rối loạn hệ thống vú: Đau bụng kinh, viêm âm đạo, vô kinh, ham muốn tình dục tăng.
  • Hô hấp, lồng ngực và rối loạn trung thất: Viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng, ho tăng lên, chảy máu cam, khó thở, co thắt phế quản, ngưng thở.
  • Đa và rối loạn mô dưới da: Phát bạn, gặp hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì, mẩn ngứa, viêm da tiếp xúc, da khô, đổ mô hôi, phù mặt, nhạy cảm với ánh sáng, eczema, rụng tóc.

5. Tương tác thuốc

  • Lamotrigin tương tác với carbamazepin: Lamotrigin không làm thay đổi nồng độ carbamazepin trong huyết tương nhưng có thể khiến bệnh nhân gặp các biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt và mờ mắt ở bệnh nhân kết hợp sử dụng carbamazepin với lamotrigin.
  • Lamotrigin tương tác với oxecarbazepin và gây ra các chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và buồn ngủ khi dùng chung lamotrigin với oxcarbazepin so với việc sử dụng riêng lamotrigin hoặc riêng oxcarbazepin.
  • Lamotrigin trơng tác với levetiracelam, lithinm hoặc olanaapine.
  • Lamotrigin tương tác với valproat: Nồng độ huyết tương giảm trung bình 25% trong khoảng thời gian 3 tuần và sau đó ổn định lại.
  • Lamotrigin trong tác với phenytoin: Lamotrigin không có tác dụng đáng kể ảnh hưởng đến nồng độ phenytoin trong huyết tương.
  • Carbamazepin, phenytoin, phenobarbital hoặc primidon tương tác với lamotrigin: Việc bổ sung các AED này làm giảm nồng độ lamotrigin khoảng 40%.
  • Methsuximid tương tác với lamotrigin: Dùng đồng thời với thuốc methsuximid sẽ làm giảm nồng độ thuốc lamotrigin trong huyết tương và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến khả năng mất kiểm soát cơn động kinh.
  • Thuốc ức chế axitfolic: Lamotrigin là chất ức chế men khử dihydrofolat nên cần xem xét khi kê toa các thuốc ức chế quá trình chuyển hóa axit folic.
  • Acetaminophen: Thời gian bán hủy và nồng độ của lamotrigin có thể giảm nhẹ khi sử dụng acetaminophen liều cao.
  • Rượu hoặc thuốc gây ức chế hệ thần kinh trung ương: Lamotrigin có thể làm tăng tác dụng phụ ức chế hệ thần kinh trung ương.
  • Thuốc tránh thai: Với phụ nữ dùng lamotrigin, đã có báo cáo về nồng độ lamotrigin giảm sau khi uống thuốc tránh thai và tăng sau khi ngừng uống thuốc. Điều chỉnh liều lượng cần thiết để duy trì đáp ứng lâm sàng khi bắt đầu hoặc dừng thuốc tránh thai trong khi điều trị với lamotrigin.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

102 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan