Công dụng thuốc Hesperidin

Thuốc Hesperidin chứa hoạt chất Hespiridin có công dụng bảo vệ thành mạch và tăng trương lực tĩnh mạch. Thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ, giãn tĩnh mạch. Cùng tìm hiểu liều dùng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Hesperidin qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng của thuốc Hesperidin

1.1. Chỉ định

Công dụng thuốc Hesperidin là bảo vệ thành mạch, tăng trương lực tĩnh mạch. Vì vậy, thuốc được chỉ định trong điều trị các rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch (đau bứt rứt, sưng chân), điều trị các triệu chứng của cơn trĩ mạn, trĩ cấp.

1.2. Dược lực học

Hoạt chất Hesperidin thuộc nhóm flavonoids, chứa nhiều trong màng trắng và phần vỏ bám ngoài múi của trái cây thuộc chi cam chanh. Hespiridin còn được gọi là flavonoid – 7 – O – glycoside có cấu trúc phenol chứa một gốc flavonoid.

Hespiridin có công dụng kết dính tiểu cầu, tăng tính thấm thành mạch. Tác dụng này quan trọng vì nó giúp thành mạch bền vững hơn, chống lại các rối loạn thành mạch như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, viêm tĩnh mạch gây tê đau tay chân và trĩ. Ngoài ra, Hespiridin góp phần làm giảm các triệu chứng các bệnh về não như Alzheimer, bệnh mất trí nhớ, Parkinson,...

Tác động của thuốc trên hệ thống tĩnh mạch thông qua cơ chế sau đây:

  • Trên hệ tĩnh mạch: Giảm tình trạng ứ trệ, giảm sức căng của tĩnh mạch.
  • Trên hệ tuần hoàn vi mạch: Tăng sức bền mao mạch, giúp bình thường hóa tính thấm mao mạch.

1.3. Dược động học

Quá trình hấp thu: Hespiridin được hấp thu thụ động qua ruột vào hệ tuần hoàn.

Quá trình chuyển hóa: Hespiridin bị thủy phân bởi hệ vi sinh alpha – arhamnosidase và beta – glucosidase trong ruột kết trước khi hấp thu.

Quá trình thải trừ: Thuốc được bài tiết chủ yếu qua phân, khoảng 14% liều thuốc được bài tiết qua nước tiểu. Thời gian bán thải (t1/ 2) của Hespiridin là khoảng 11 giờ.

2. Liều dùng của thuốc Hesperidin

Liều dùng thuốc Hesperidin phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng người bệnh. Liều khuyến cáo cụ thể ở người trưởng thành như sau:

  • Suy giãn tĩnh mạch: Uống 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày vào buổi trưa và buổi tối.
  • Cơn trĩ cấp: Uống 6 viên/ ngày trong 4 ngày đầu tiên, 3 ngày tiếp theo uống 4 viên/ ngày và duy trì liều 2 viên/ ngày.
  • Bệnh trĩ mạn: Uống 2 viên/ngày

3. Tác dụng phụ của thuốc Hesperidin

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Hesperidin như sau:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Viêm đại tràng, đau đầu, chóng mặt, khó chịu, ngứa, phát ban, sẩn ngứa.
  • Tác dụng phụ không xác định được tần suất: Phù cục bộ vùng mặt, đau bụng, sưng mí mắt, sưng môi, phù Quincke (sưng đột ngột môi, vùng mặt, lưỡi, miệng hoặc họng gây khó thở).

4. Lưu ý khi sử dụng Hesperidin

4.1. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc ở người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Hespiridin.

4.2. Lưu ý khi sử dụng

  • Người bệnh mắc trĩ cấp nếu khi điều trị bằng Hespiridin trong vòng 15 ngày mà triệu chứng không thuyên giảm cần hỏi lại ý kiến bác sĩ.
  • Người bệnh mắc suy tĩnh mạch mãn tính khi điều trị bằng thuốc Hespiridin nên phối hợp với liệu pháp tư thế, thay đổi các yếu tố có nguy cơ gây bệnh như hạn chế tình trạng đứng, ngồi quá lâu, tránh phơi nắng và nhiệt, thường xuyên vận động như đi xe đạp, đi bộ, nhảy, mang vớ thun,...
  • Người bệnh béo phì cần luyện tập kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để giảm bớt cân nặng..
  • Phụ nữ đang mang thai: Hiện chưa có báo cáo cho thấy ảnh hưởng của Hespiridin đối với thai nhi. Tuy nhiên người bệnh cần thông báo cho bác sĩ khi đang mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Hiện chưa có nghiên cứu chứng minh khả năng bài tiết của thuốc qua sữa mẹ. Vì vậy, người bệnh không nên cho con bú trong thời gian điều trị bằng thuốc.
  • Khả năng lái xe, vận hành máy móc: Thuốc không gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng lái xe, vận hành máy móc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan