Công dụng thuốc Glizym

Nhờ hoạt chất Gliclazide, thuốc Glizym có tác dụng hạ đường huyết ở người bị tiểu đường type 2 và không phụ thuộc vào insulin. Lưu ý thuốc Glizym không dùng cho phụ nữ đang mang thai và trẻ em.

1. Công dụng của thuốc Glizym

Thuốc Glizym (hoặc Glizym-M) thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường, có thành phần là Metformin Hydrochloride 500mg và Gliclazide 80mg. Tác dụng cụ thể của từng hoạt chất được biết đến như sau:

  • Gliclazide: Thuộc nhóm chất sulfonylurea, có tác dụng làm tăng tiết insulin ở cả pha 1 và 2. Hoạt chất Gliclazide làm tăng tiết insulin đáng kể để hấp thụ glucose sau bữa ăn hoặc khi uống đường.
  • Metformin: Thuộc nhóm chất biguanide, có tác dụng làm giảm đường huyết tăng cao ở người bị tiểu đường.

Thuốc Glizym được bào chế dưới dạng viên nén, chỉ định trong điều trị tiểu đường type 2 ở người bệnh không phụ thuộc insulin, có hoặc không kèm theo béo phì. Thuốc không dùng để can thiệp điều chỉnh đường huyết qua ăn uống, giảm cân, tập thể thao, ...

Tác dụng của thuốc kéo dài trong vòng 12 - 24 giờ. Với hiệu lực ngắn, Glizym phù hợp với nhóm người bệnh lớn tuổi do dùng thuốc khác dễ bị hạ đường huyết.

glizym m
Glizym M được ứng dụng trong điều trị bệnh tiểu đường

2. Cách sử dụng và liều dùng thuốc Glizym

Thuốc Glizym-M được dùng theo đường uống với liều dùng khuyến cáo như sau:

  • Liều khởi đầu: 30mg/ngày (tương đương với 1 viên/ngày);
  • Liều dùng tối đa (nếu cần): 120mg/ngày (tương đương với 4 viên/ngày);

Liều dùng được điều chỉnh tùy theo đáp ứng của người bệnh. Có thể duy trì liều khởi đầu 30mg/ngày nếu kiểm soát được đường huyết. Trường hợp không kiểm soát được đường huyết, có thể tăng lên dần dần, từ 2 viên (2x30mg) lên 3 viên (3x30mg) và 4 viên (4x30mg), mỗi lần tăng liều cần cách nhau khoảng 1 tháng. Nếu sau 2 tuần điều trị bằng thuốc Glizym nhưng đường huyết không giảm thì có thể tăng liều ở cuối tuần thứ 2 sau khi dùng thuốc.

Trong trường hợp dùng quá liều, thuốc có thể gây hạ đường huyết và lúc đó người bệnh cần được xử trí rửa dạ dày, điều chỉnh, theo dõi đường huyết liên tục cho đến khi bình thường.

3. Tác dụng phụ của thuốc Glizym-M

Thuốc Glizym có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

  • Rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như ợ hơi, miệng có vị kim loại, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán hoặc tăng cảm giác thèm ăn;
  • Ngứa, nổi ban trên da, da nhạy cảm hơn ánh sáng, mặt đỏ bừng;
  • Hạ đường huyết nhẹ;
  • Một số thay đổi khác đối với men gan, ứ mật, vàng da, bệnh viêm gan, bạch cầu và tiểu cầu giảm, mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, thiếu máu tán huyết, viêm da, tróc da, nổi ban đỏ, hội chứng Stevens-Johnson.
glizym m
Glizym-M có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng

4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Glizym-M

Khi sử dụng thuốc Glizym cần lưu ý:

  • Thuốc Glizym không được dùng để điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con cho bú, người bị dị ứng với thành phần của thuốc;
  • Người bị bệnh tiểu đường type 2 mới trải qua phẫu thuật, đang bị nhiễm trùng hoặc bệnh ở giai đoạn nhiễm toan thể ceton thì không được dùng thuốc Glizym;
  • Mặc dù thành phần Gliclazide bị bất hoạt ở gan và thuốc dùng được trên người bệnh suy thận, tuy nhiên cần theo dõi đường huyết cẩn thận. Đặc biệt lưu ý, không dùng thuốc Glizym ở người bị suy gan, suy thận nặng.
  • Glizym có thể tương tác với thuốc điều trị tiểu đường, ngừa thai, lợi tiểu, tuyến giáp, nhuận tràng, dẫn xuất Phenothiazin, Phenylbutazon, Salicylat, Sulfonamid, Coumarin, Clofibrat, Cloramphenicol, Cimetidin, Disopyramid, Miconazol, Tetracyclin.

Ngoài việc dùng thuốc Glizym, người bệnh cần kết hợp và chú ý lối sống, sinh hoạt hàng ngày như sau:

  • Ăn uống khoa học, tăng cường trái cây và rau xanh, đồng thời hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột, dầu mỡ;
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá;
  • Không thức quá khuya (sau 23 giờ), tập thể thao đều đặn;
  • Dùng đường ăn kiêng dành cho người bị tiểu đường.

Công dụng của thuốc Glizym là giúp hạ đường huyết ở người bị tiểu đường type 2. Bên cạnh việc dùng thuốc, để kiểm soát đường huyết hiệu quả, người bệnh cần kết hợp ăn uống và tập luyện phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan