Công dụng thuốc Fatodin

Thuốc Fatodin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá có thành phần chính là Famotidin với hàm lượng 40 mg. Fatodin được khuyến cáo sử dụng cho người trưởng thành hoặc trẻ con nhưng cần phải được giám sát chặt chẽ. Vậy thuốc Fatodin có tác dụng gì?

1. Công dụng thuốc Fatodin

Fatodin là thuốc gì? Thành phần Famotidin trong thuốc làm giảm tiết và giảm nồng độ acid dạ dày cả ngày và đêm, và cả khi bị kích thích do thức ăn, Sau khi uống tác dụng chống tiết bắt đầu trong vòng 1 giờ, tác dụng tối đa trong vòng 1 - 3 giờ.

Thuốc Fatodin được bác sĩ kê đơn chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

Mặt khác, bệnh nhân bị dị ứng với thành phần hoạt chất chính Famotidin, các thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 khác hay bất cứ thành phần tá dược nào được liệt kê Fatodin đều chống chỉ định.

2. Hướng dẫn sử dụng của Fatodin

2.1. Cách dùng thuốc Fatodin

Thuốc Fatodin được bào chế ở dạng viên nén nên được dùng bằng đường uống. Người bệnh uống thuốc với một lượng nước lọc vừa đủ. Không cắn vỡ, nhai, nghiền nát mà uống nguyên cả viên thuốc. Không trộn chung thuốc với bất kỳ hỗn hợp nào khác.

2.2. Liều dùng của thuốc Fatodin

Loét tá tràng thể hoạt động:

  • Người lớn chỉ định liều dùng mỗi ngày uống một lần 40 mg vào giờ đi ngủ, hoặc có thể dùng mỗi lần 20 mg, ngày 2 lần. Hầu hết bệnh khỏi trong vòng 4 tuần, một số cần điều trị dài hơn, trong 6 - 8 tuần.
  • Điều trị duy trì sau khi vết loét tá tràng cấp đã liền để giảm tái phát: Mỗi ngày uống một lần 20 mg vào giờ đi ngủ.
  • Trẻ em 1 - 16 tuổi: Mỗi ngày uống một lần 0,5 mg/kg vào giờ đi ngủ hoặc chia làm 2 lần, tổng liều tối đa hàng ngày là 40 mg.

Loét dạ dày lành tính thể hoạt động:

  • Người lớn: Mỗi ngày uống một lần 40 mg vào giờ đi ngủ. Hầu hết người bệnh có thể liền hoàn toàn vết loét trong vòng 8 tuần.
  • Trẻ em 1 - 16 tuổi: Mỗi ngày uống một lần 0,5 mg/kg vào giờ đi ngủ hoặc chia làm 2 lần, tổng liều tối đa hàng ngày là 40 mg.

Trào ngược dạ dày - thực quản:

  • Người lớn: Mỗi lần uống 20 mg, ngày 2 lần, cho tới 6 tuần. Trường hợp viêm thực quản có trợt loét do trào ngược dạ dày - thực quản: Mỗi lần 20 hoặc 40 mg, ngày 2 lần, cho tới 12 tuần. Điều trị duy trì để giảm tái phát: Mỗi lần uống 20 mg, ngày 2 lần.
  • Trẻ em 1 - 16 tuổi: Liều khởi đầu mỗi ngày 1 mg/kg, chia làm 2 lần, có thể tăng tới 40 mg, ngày 2 lần.
  • Trẻ dưới 1 tuổi: Có tài liệu ghi có thể dùng đường uống dạng hỗn dịch để điều trị trào ngược dạ dày - thực quản ở trẻ dưới 1 tuổi:
  • Trẻ < 3 tháng: Mỗi ngày uống một lần 0,5 mg/kg, cho tới 4 tuần.
  • Trẻ từ 3 tháng tới 1 tuổi: Mỗi lần uống 0,5 mg/kg, ngày 2 lần, cho tới 4 tuần.
  • Chưa có số liệu về độ an toàn và hiệu quả khi dùng trên 4 tuần ở trẻ dưới 1 tuổi.

Các bệnh lý tăng tiết dịch vị (hội chứng Zollinger-Ellison, đa u tuyến nội tiết):

  • Liều uống dựa trên đáp ứng và sự dung nạp của người bệnh. Liều khởi đầu ở người lớn mỗi lần 20 mg, cách 6 giờ uống một lần. Tuy nhiên, ở một số người bệnh, liều khởi đầu có thể cần cao hơn. Phải điều chỉnh liều theo từng người bệnh và thời gian điều trị kéo dài theo yêu cầu lâm sàng. Thông thường, khoảng liều uống mỗi lần từ 20 - 160mg, cách mỗi 6 giờ. Liều tối đa có thể tăng tới 800mg/ngày, chia làm nhiều lần, đã được dùng ở một số bệnh nhân nếu gặp bệnh nặng.
  • Tự điều trị (không cần đơn thuốc): Để làm giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu do tăng acid dạ dày xảy ra không thường xuyên, hoặc phòng các triệu chứng như vậy do thức ăn hoặc đồ uống ở trẻ em từ 12 tuổi trở lên, mỗi lần uống 10 - 20 mg, ngày 1 hoặc 2 lần. Khi dùng với mục đích phòng ngừa, uống trước khi ăn 10 phút - 1 giờ. Không tự điều trị quá 2 tuần.

Điều chỉnh liều ở người suy thận nặng: Với người suy thận mức độ trung bình (hệ số thanh thải creatinin dưới 50 ml/phút) hoặc suy thận mức độ nặng (hệ số thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút), liều famotidin có thể giảm xuống còn một nửa so với liều thông thường hoặc khoảng cách dùng thuốc phải kéo dài tới 36 - 48 giờ tùy theo đáp ứng lâm sàng của người bệnh.

Nếu quên liều, người bệnh uống thuốc Fatodin ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục

lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Chưa ghi nhận trường hợp quá liều cấp. Có nghiên cứu ở người bệnh tăng tiết dịch vị bệnh lý đã uống tới 800mg/ ngày vẫn không thấy xảy ra các biểu hiện ngộ độc nặng. Khi bạn lỡ uống quá liều, trong lúc thuốc thuốc chưa hấp thu hãy mau chóng loại bỏ thuốc khỏi đường ruột, điều trị triệu chứng và hỗ trợ khi cần, theo dõi trên lâm sàng.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Fatodin

  • Cần loại trừ khả năng bệnh nhân bị u ác tính trước khi điều trị vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng bệnh, do đó làm muộn chẩn đoán hoặc chẩn đoán sai.
  • Ở người bị suy thận (độ thanh thải dưới 10 ml/ phút) cần giảm liều hoặc tăng thời khoảng giữa các liều dùng.
  • Sau khi điều trị thuốc Fatodin liên tục trong 2 tuần mà các triệu chứng không giảm thì nên ngừng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Tuy trên thực nghiệm không thấy thuốc có hại đến thai, nhưng chỉ được dùng cho người mang thai khi thật cần thiết. Famotidin có bài tiết qua sữa mẹ, người mẹ ngừng cho con bú trong thời kỳ dùng thuốc.
  • Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể gây nhức đầu, choáng váng trên một số đối tượng.
  • Thức ăn làm tăng nhẹ và thuốc kháng acid làm giảm nhẹ sinh khả dụng của Famotidin nhưng không ảnh hưởng quan trọng đến tác dụng lâm sàng.
  • Khác với cimetidin và ranitidin, Famotidin không ức chế chuyển hoá hệ enzym gan cytochrom P450.

4. Tác dụng phụ của thuốc Fatodin

  • Tác dụng phụ thường gặp: Nhức đầu, chóng mặt, táo bón, tiêu chảy.
  • Phản ứng phụ ít gặp: Sốt, mệt mỏi, suy nhược, vàng da ứ mật, enzyme gan bất thường, buồn nôn, nôn, chán ăn, khó chịu ở bụng, khô miệng...
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Blốc nhĩ thất, đánh trống ngực, giảm bạch cầu hạt, giảm huyết cầu toàn thể, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan