Công dụng thuốc Farvinem 1g

Thuốc Farvinem chứa hoạt chất chính là Ertapenem, một kháng sinh beta-lactam nhóm carbapenem. Ertapenem có tác dụng diệt khuẩn nhờ gắn kết với protein liên kết với penicilin, qua đó ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

1. Thuốc Farvinem là thuốc gì?

Thành phần Ertapenem trong thuốc Farvinem có tác dụng diệt khuẩn nhờ gắn kết với protein liên kết với penicillin (PBP) trên màng ngoài của vi khuẩn, qua đó ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Ertapenem bền vững với tác dụng của hầu hết các men beta-lactamase. Ertapenem bền vững hơn Imipenem dưới tác dụng của enzyme dehydropeptidase có trong ống thận nên không cần phối hợp với cilastatin. Phổ kháng khuẩn của Ertapenem hẹp hơn Imipenem và không có tác dụng trên các chủng vi khuẩn Acinetobacter và Pseudomonas aeruginosa kháng thuốc.

2. Công dụng của thuốc Farvinem 1g

Thuốc Farvinem 1g được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng nhạy cảm bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Nhiễm khuẩn ổ bụng có biến chứng
  • Nhiễm khuẩn có biến chứng ở da và tổ chức dưới da, bao gồm nhiễm khuẩn chi dưới do tiểu đường.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, kể cả viêm thận - bể thận có hoặc không có biến chứng.
  • Nhiễm khuẩn cấp ở khung chậu, bao gồm viêm cơ màng trong (nội mạc) tử cung sau đẻ, sảy thai nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn phụ khoa sau mô.

3. Liều lượng và cách dùng của thuốc Farvinem

3.1. Cách dùng

  • Tiêm truyền tĩnh mạch: Thêm 10ml nước cất pha tiêm hoặc dung dịch NaCl 0,9% vào lọ thuốc và lắc kỹ để hòa tan hoàn toàn. Sau đó chuyển thuốc vào một túi truyền chứa 50 ml NaCl 0,9%. Truyền tất cả lượng dịch này. Thời gian truyền cần kéo dài trên 30 phút.
  • Tiêm bắp: Thêm 3,2 ml dung dịch lidocain 1% hoặc 2% vào lọ thuốc và lắc kỹ để tan hoàn toàn. Rút ngay dung dịch vừa pha và tiêm bắp sâu vào cơ lớn. Cần sử dụng thuốc trong vòng 1giờ sau khi pha.

3.2. Liều dùng

Liều dùng sẽ thay đổi tùy theo đặc điểm của từng bệnh nhân. Dưới đây là liều Farvinem dùng tham khảo trong một số trường hợp:

  • Người lớn: Liều Ertapenem khuyến cáo là 1g mỗi ngày một lần.
  • Trẻ em trên 3 tháng đến 12 tuổi: Liều Ertapenem khuyến cáo là 15 mg/kg hai lần mỗi ngày, tối đa 1g/ngày.
  • Bệnh nhân thẩm tách máu: Nếu dùng liều 500 mg trong vòng 6 giờ trước khi thẩm phân thì sau đó tiêm bổ sung 150mg sau khi hoàn thành quá trình thẩm phân.
  • Bệnh nhân suy gan: Không cần điều chỉnh liều Ertapenem đối với người suy gan.
  • Bệnh nhân suy thận: Bệnh nhân có độ lọc cầu thận trên 30ml/p, dùng liều 1g/ngày. Bệnh nhân có độ lọc cầu thận dưới 30ml/p, liều khuyến cáo là 500mg/ngày.

4. Tác dụng phụ của thuốc Farvinem là gì?

Bệnh nhân sử dụng thuốc Farvinem sẽ gặp phải một số tác dụng không mong muốn như sau:

  • Thường gặp: Đau đầu, biến chứng do tiêm/truyền tĩnh mạch như viêm tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, phát ban, ngứa, tăng AST, ALT, tăng số lượng tiểu cầu...
  • Ít gặp: Nhiễm nấm Candida, viêm ruột kết màng giả, viêm âm đạo, chóng mặt, buồn ngủ, táo bón, trào ngược axit, khô miệng, khó tiêu, đau bụng, giảm cân, co giật, nhịp tim chậm...
  • Hiếm gặp: Viêm phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phúc mạc vùng chậu, lo lắng, trầm cảm, rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, tăng LDH huyết thanh, phosphate huyết thanh, giảm số lượng tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân...

5. Chống chỉ định của thuốc Farvinem

Thuốc Farvinem chống chỉ định ở các trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân quá mẫn với hoạt chất và các thành phần khác của thuốc.
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc chứa natri valproat vì thuốc này có thể làm giảm nồng độ của natri valproat trong huyết tương
  • Không được tiêm bắp cho người mẫn cảm với lidocain và ở người bệnh có choáng nghiêm trọng

6. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Farvinem là gì?

  • Những tác dụng không mong muốn về thần kinh trung ương như rung cơ, trạng thái lú lẫn hoặc cơn co giật có thể xảy ra, thường gặp ở những bệnh nhân có rối loạn thần kinh trung ương đồng thời với giảm chức năng thận.
  • Phản ứng phản vệ: Các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ đã được báo cáo. Phản vệ cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân không có tiền sử phản ứng dị ứng với beta-lactam trước đó. Do đó trước khi dùng thuốc Farvinem cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng của bệnh nhân.
  • Giống như các kháng sinh khác, việc sử dụng kéo dài Ertapenem có thể dẫn đến sự phát triển quá mức các vi sinh vật không nhạy cảm.
  • Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận, người cao tuổi (chức năng thận suy giảm). Cần điều chỉnh liều lượng ở bệnh nhân rối loạn chức năng thận từ trung bình đến nặng vì tăng nguy cơ co giật đã được báo cáo ở những bệnh nhân bị giảm chức năng thận.
  • Thuốc Farvinem có thể cho kết quả dương tính giả khi xác định Glucose niệu bằng thuốc thử Benedict, thuốc thử Fehling hoặc phản ứng Clinitest. Thuốc cũng có thể cho kết quả dương tính với test Coombs.
  • Vì chưa có báo cáo về sự an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai, do đó chỉ nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai trong trường hợp lợi ích của việc dùng thuốc nhiều hơn các nguy cơ tiềm ẩn.
  • Ertapenem bài tiết vào sữa mẹ. Do nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ với trẻ nên tránh sử dụng thuốc Ertapenem ở phụ nữ đang cho con bú.

7. Tương tác thuốc của Farvinem

Tương tác thuốc có thể dẫn tới nhiều hậu quả trên lâm sàng, bao gồm thay đổi hiệu quả điều trị và /hoặc gia tăng tác dụng phụ của thuốc. Do đó, bệnh nhân cần thông báo với nhân viên y tế tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin đang sử dụng. Dưới đây là một số tương tác của thuốc Farvinem cần lưu ý trên lâm sàng:

  • Probenecid cạnh tranh với Ertapenem trong thải trừ qua ống thận. Do vậy làm giảm độ thanh thải của Ertapenem và kéo dài thời gian bán thải của Ertapenem.
  • Ertapenem làm giảm nồng độ acid valproic trong huyết thanh dưới ngưỡng điều trị và có thể gây đột quỵ. Do đó, không khuyến cáo sử dụng đồng thời kháng sinh Ertapenem với valproic, nên xem xét thay thế bằng thuốc kháng sinh khác. Trường hợp bắt buộc phải dùng đồng thời cần xem xét thêm thuốc chống động kinh.

Trên đây là những thông tin tổng quát về thuốc Farvinem. Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế sự hướng dẫn của thầy thuốc. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

44 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • maxef 1g
    Công dụng thuốc Maxef 1g

    Thuốc Maxef 1g được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, có thành phần chính là Cefepim. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiểu, nhiễm khuẩn ổ bụng,...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • gentawel
    Công dụng thuốc Gentawel

    Thuốc Gentawel được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, có thành phần chính là Gentamicin. Thuốc được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân.

    Đọc thêm
  • Braciti
    Công dụng thuốc Braciti

    Braciti thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus. Thuốc được bào chế dạng bột pha tiêm, đóng gói hộp 1 lọ + 1 lọ dung môi tiêm. Tuân thủ chỉ định, liều ...

    Đọc thêm
  • thuốc đặc trị phì đại tiền liệt tuyến
    Công dụng thuốc Fotalcix

    Thuốc Fotalcix thường được kê đơn sử dụng để điều trị cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn huyết, đường tiết niệu hoặc xương khớp,... Để sử dụng thuốc Fotalcix an toàn và sớm đạt hiệu quả, bệnh nhân cần ...

    Đọc thêm
  • Goldcefta 1g
    Công dụng thuốc Goldcefta 1g

    Thuốc Goldcefta 1g được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch. Goldcefta 1g với thành phần chính Ceftazidim pentahydrat hàm lượng 1mg. Thuốc được bán theo đơn của bác sĩ.

    Đọc thêm