......

Công dụng thuốc Cophalen

Thuốc Cophalen có dạng bào chế viên nén bao phim, quy cách đóng gói hộp 2 vỉ x 10 viên. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Cophalen sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Thuốc Cophalen có tác dụng gì?

Thuốc Cophalen có chứa thành phần chính là Cefaclor. Thuốc có tác dụng điều trị các bệnh do vi khuẩn nhạy cảm gây ra như: Viêm tai giữa, nhiễm khuẩn đường hô hấp (kể cả viêm họng và viêm amidan), viêm xoang cấp, viêm niệu đạo do lậu cầu, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp tính lẫn mạn tính (kể cả viêm bể thận và viêm bàng quang)...

2. Chống chỉ định khi dùng thuốc Cophalen

Không dùng thuốc Cophalen cho:

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Cophalen

Cách dùng: Thuốc Cophalen dùng bằng đường uống. Người bệnh nên uốngCophalen với 1 cốc nước đầy, không nên bẻ hoặc nhai thuốc vì có thể làm gia tăng tác dụng phụ.

Liều dùng:

Đối với người lớn:

  • Liều thông thường là 250mg, cách mỗi 8 giờ. Liều hàng ngày không quá 4g/ ngày.
  • Trường hợp viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang: Liều khuyến cáo là 250mg x 3 lần mỗi ngày.
  • Điều trị viêm niệu đạo do lậu cầu: Dùng liều duy nhất 3g, phối hợp với 1g probenecid để tăng hiệu quả.

Đối với trẻ em:

  • Liều thông thường 20mg/ kg/ ngày, cách mỗi 8 giờ.
  • Điều trị viêm phế quản và viêm phổi: Dùng liều 20mg/ kg/ ngày x 3 lần/ ngày.
  • Điều trị các nhiễm khuẩn nặng hơn: Dùng 40mg/ kg/ ngày, chia làm nhiều lần uống. Liều tối đa 1g/ ngày.

Lưu ý: Liều dùng Cophalen trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Cophalen cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Cophalen phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Cophalen:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Cophalen thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Cophalen đã quên và sử dụng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Cophalen quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

4. Lưu ý đặc biệt và thận trọng khi dùng thuốc Cophalen

  • Cần thận trọng khi dùng thuốc Cophalen đối với bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với penicillin hoặc bị suy thận nặng, bệnh đường tiêu hóa và đặc biệt là bệnh viêm kết tràng.

5. Tác dụng phụ của thuốc Cophalen

Đa số các phản ứng phụ của Cophalen trong các thử nghiệm lâm sàng đều nhẹ và chỉ thoáng qua. Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:

  • Tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, đau bụng, viêm đại tràng màng giả.
  • Thận: Tăng nhẹ creatinin huyết thanh, BUN hay bất thường kết quả phân tích nước tiểu.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải các phản ứng quá mẫn như ngứa, nổi mày đay. Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Cophalen và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

6. Tương tác thuốc Cophalen

Cophalen có thể xảy ra phản ứng tương tác nếu dùng đồng thời với:

  • Thuốc Probenecid;
  • Các thuốc kháng acid có chứa aluminium hydroxide hay magnesium hydroxide.
  • Prothrombin.

Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Cophalen thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Cophalen phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Cophalen, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Cophalen là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn.

46 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Sulcetam Inj
    Công dụng thuốc Sulcetam Inj

    Sulcetam Inj là thuốc có chứa thành phần gồm hỗn hợp hoạt chất Cefoperazon và Sulbactam Natri với tác dụng điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn. Cùng tìm hiểu về thuốc Sulcetam Inj qua bài viết dưới dây.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Korazon Inj
    Công dụng thuốc Korazon Inj

    Thuốc Korazon Inj thuộc nhóm thuốc kháng virus và chống nhiễm khuẩn. Thuốc được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn trên cơ thể. Vậy cần những lưu ý gì khi sử dụng thuốc Korazon Inj? Hãy cùng tìm hiểu ...

    Đọc thêm
  • kukjetrilcef
    Công dụng thuốc Kukjetrilcef

    Thuốc Kukjetrilcef được bào chế dưới dạng viên nang với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Cephradine 500mg. Vậy thuốc Kukjetrilcef là thuốc gì, thuốc có tác dụng gì và cách sử dụng thuốc như thế nào?

    Đọc thêm
  • baczoline 1000
    Công dụng thuốc Baczoline 1000

    Thuốc Baczoline 1000 được sản xuất dưới dạng lọ bột pha tiêm truyền tĩnh mạch, sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành. Vậy thuốc Baczoline 1000 thuốc gì? Thuốc Baczoline 1000 có tác dụng ...

    Đọc thêm
  • Movapycin 1,5
    Công dụng thuốc Movapycin 1,5

    Thuốc Movapycin 1,5 có thành phần chính là hoạt chất Spiramycin và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, da và ...

    Đọc thêm