Công dụng thuốc Clarimom

Thuốc Clarimom thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá được bào chế ở dạng viên nang cứng có chứa pellet bao tan trong ruột. Thành phần của thuốc Clarimom bao gồm esomeprazole được chỉ định trong điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa.

1. Thuốc Clarimom là thuốc gì?

Thuốc Clarimom là thuốc gì? Thuốc Clarimom có chứa thành phần Esomeprazole sodium ở dạng đồng phân và có tác dụng làm giảm sự bài tiết acid dạ dày bằng một số cơ chế tác động chuyên biệt. Thuốc Clarimom có khả năng ức chế hoạt động bơm acid ở tế bào thành và ở cả hai dạng đồng phần S và R có thể có tác động dược lực học tương tự.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Clarimom

2.1. Chỉ định

Thuốc Clarimom được chỉ định sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Đối với người lớn, thuốc Clarimom sẽ chỉ định trong các trường hợp:

  • Người bệnh mắc trào ngược dạ dày - thực quản (GERD)
  • Người điều trị viêm xước thực quản do trào ngược
  • Những trường hợp điều trị dài hạn của bệnh viêm thực quản đã được chữa lành và phòng ngừa bệnh tái phát
  • Sử dụng kết hợp với một phác đồ điều trị kháng khuẩn thích hợp để diệt trừ các loại vi khuẩn như Helicobacter pylori, hoặc chữa lành các vết loét tá tràng có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
  • Sử dụng trong phòng ngừa tái phát tình trạng loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân loét có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
  • Người bệnh cần điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid liên tục đồng thời chữa bệnh loét dạ dày do sử dụng loại thuốc này.
  • Phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid ở bệnh nhân có nguy cơ.
  • Sử dụng trong điều trị kéo dài sau khi đã được điều trị phòng ngừa tái xuất huyết do loét dạ dày tá tràng bằng đường tĩnh mạch

Đối với trẻ em từ 12 tuổi trở lên chỉ định sử dụng thuốc Clarimom trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, điều trị viêm xước thực quản do trào ngược, điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã được chữa lành để phòng ngừa tái phát...

2.2. Chống chỉ định

Bên cạnh tác dụng điều trị, thuốc Clarimom cũng chống chỉ định với các trường hợp như: Người có tiền sử quá mẫn cảm với các hoạt chất chính của thuốc hoặc các chất thuộc phân nhóm benzimidazoles hoặc các tá dược của thuốc Clarimom.

3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Clarimom

Thuốc Clarimom được sử dụng ở dạng đường uống.

  • Liều lượng khuyến nghị cho điều trị loét tá tràng là 20mg/ngày và sử dụng trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 tuần. Trường hợp có loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược có thể áp dụng liều sử dụng là 20mg/ngày và thời gian kéo dài từ 4 đến 8 tuần. Người bệnh có thể được tăng liều lên 40mg/ngày với trường hợp người bệnh có đề kháng tốt với các triệu liệu khác.
  • Trong trường hợp điều trị hội chứng Zollinger Ellison có thể ấp dụng thuốc Clarimom với liều là 60mg/ngày
  • Điều trị dự phòng tái phát tình trạng loét dạ dày, tá tràng sử dụng thuốc Clarimom với liều lượng từ 20 đến 40mg/ngày.

Cần lưu ý: Liều điều trị với thuốc Clarimom theo khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Clarimom, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Clarimom

Thuốc Clarimom có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Clarimom có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Thành phần clindamycin có trong thuốc Clarimom có thể gây tình trạng viêm đại tràng giả mạc do độc tố của clostridium difficile tăng quá mức. Trường hợp này xảy ra khi những vi khuẩn ở trong đường ruột bị clindamycin tiêu diệt, đặc biệt đối với những bệnh nhân cao tuổi hoặc những người bệnh bị suy giảm chức năng thận

Một số tác dụng phụ thường gặp do Clarimom gây ra bao gồm: nhức đầu, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn và nôn, táo bón, ... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Clarimom. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Clarimom có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.

Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Clarimom có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Clarimom hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: mày đay, viêm da, ngứa, choáng váng, khô miệng, phản ứng phù mạch, phản ứng phản vệ, tăng men gan, lú lẫn tâm thần, kích động, nóng này, trầm cảm, ảo giác, nữ hóa tuyến vú, viêm miệng và nấm candida đường tiêu hoá, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, giảm toàn bộ tế bào máu, viêm gan có hoặc không có vàng da, suy gan, đau khớp, yếu cơ và yếu khớp, hội chứng stevens-johnson, co thắt phế quản, viêm thận kẽ, tăng tiết mồ hôi, phù ngoại biên, giảm natri máu ... thì người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Clarimom và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ y tế ngay lập tức.

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Clarimom

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Clarimom gồm:

  • Phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng Clarimom, nếu có thể thì nên tránh sử dụng thuốc này. Người bệnh cần được tư vấn sử dụng Clarimom từ bác sĩ, đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc Clarimom có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh tình trạng tương tác thuốc Clarimom người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, thảo dược,...
  • Khi sử dụng Clarimom cần lưu ý các các biểu hiện dị ứng với thuốc. Người bệnh cần báo bác sĩ các phản ứng gặp phải để có thể điều trị kịp thời.
  • Thuốc Clarimom có thành phần esomeprazole có thể ức chế CYP2C19 là men chính chuyển hoá thành phần này. Vì vậy esomeprazole được sử chung với các loại thuốc chuyển hoá như diazepam, imipramine, clomipramine, phenytoin... Nồng độ thuốc này trong huyết tương của cơ thể có thể tăng và khi đó cần giảm liều sử dụng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Clarimom, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Clarimom là thuốc kê đơn nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà, vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

54 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan