Công dụng thuốc Cefdina 250

Thuốc Cefdina 250 được sử dụng chủ yếu để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ cho đến vừa, chẳng hạn như viêm xoang, viêm phế quản, nhiễm khuẩn da,... Trong quá trình sử dụng thuốc Cefdina 250, bệnh nhân cần đảm bảo thực hiện đúng các chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao.

1. Cefdina 250 là thuốc gì?

Thuốc Cefdina 250 thuộc nhóm thuốc kháng nấm, kháng vi rút, trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn. Thuốc Cefdina 250 là một sản phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây – Việt Nam, được bào chế dưới dạng gói bột pha hỗn dịch uống, mỗi gói thuốc có hàm lượng 3g và đóng hộp gồm 30 gói.

Thuốc Cefdina 250 thường được dùng chủ yếu để điều trị cho các chứng nhiễm khuẩn mức độ nhẹ đến trung bình. Việc nắm bắt rõ các thông tin về thuốc Cefdina 250 có thể giúp bệnh nhân sử dụng thuốc an toàn và đạt hiệu quả cao.

Trong mỗi gói bột Cefdina 250 bao gồm các dược chất chính sau:

  • Hoạt chất chính: Cefdinir hàm lượng 250mg.
  • Các thành phần tá dược khác: Bột hương cam, hương trái cây, đường trắng, Aspartam, Microcrystalline cellulose, Natri carboxymethyl cellulose và Colloidal silicon dioxide.

Hoạt chất chính Cefdinir trong thuốc Cefdina 250 đóng vai trò là một loại kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3. Thành phần dược chất này có khả năng diệt khuẩn dựa trên cơ chế ngăn chặn và kìm hãm quá trình tổng hợp tế bào thành vi khuẩn.

Theo nghiên cứu cho thấy, hoạt chất Cefdinir rất giàu men beta– lactamase, được hình thành bởi các vi khuẩn gram dương và gram âm. Một số loại vi khuẩn có sự nhạy cảm nhất định đối với Cefdinir, bao gồm:

  • Vi khuẩn hiếu khí gram dương như Streptococcus pneumonia, Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes.
  • Vi khuẩn hiếu khí gram âm như Haemophilus parainfluenzae, Haemophilus influenzae hoặc Moraxella catarrhalis.
  • Vi khuẩn kỵ khí gram dương như liên cầu khuẩn nhóm Viridan, Streptococcus agalactiae hoặc Staphylococcus epidermidis.
  • Vi khuẩn kị khí gram âm như Proteus mirabilis, Citrobacter diversus, Klebsiella pneumoniae hoặc Escherichia coli.

2. Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Cefdina 250

2.1. Chỉ định sử dụng thuốc Cefdina 250

Thuốc Cefdina 250 thường được bác sĩ kê đơn để điều trị cho các tình trạng nhiễm khuẩn nhẹ và vừa sau:

  • Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, chẳng hạn như viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi, viêm tai giữa hoặc viêm họng.
  • Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, chẳng hạn như viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản, viêm khí quản hoặc viêm tiểu phế quản.
  • Các tình trạng nhiễm khuẩn cấu trúc da / da không biến chứng, chẳng hạn như viêm quanh móng, viêm nang lông, chín mé, chốc lở, nhọt hoặc áp xe dưới da.
  • Dùng trong dự phòng nhiễm khuẩn cho các bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật.
  • Điều trị tình trạng nhiễm khuẩn nhẹ - vừa trong sản phụ khoa.
  • Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn sinh dục hoặc tiết niệu.
  • Điều trị bệnh lậu không xảy ra biến chứng.

2.2. Chống chỉ định sử dụng thuốc Cefdina 250

Không sử dụng thuốc Cefdina 250 cho bệnh nhân có tiền sử hoặc phản ứng mẫn cảm với hoạt chất Cefdinir cũng như các thuốc kháng sinh khác thuộc nhóm Penicillin và Cephalosporin.

3. Liều lượng và hướng dẫn dùng thuốc Cefdina 250

3.1. Liều lượng khuyến cáo của thuốc Cefdina 250

Tổng liều khuyến cáo hàng ngày cho mọi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn là 14mg / kg, liều tối đa Cefdinir là 600mg / ngày. Theo bác sĩ cho biết, liều dùng Cefdinir 1 lần / ngày trong vòng 10 ngày có thể mang lại hiệu quả tương tự như dùng liều 2 lần / ngày. Đối với trường hợp bị nhiễm khuẩn da, bệnh nhân nên uống thuốc 2 lần / ngày.

*Liều cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi:

  • Điều trị viêm tai giữa cấp tính: Uống 7mg / kg mỗi 12 giờ trong vòng 5 – 10 ngày, hoặc uống 14mg / kg mỗi 24 giờ trong vòng 10 ngày.
  • Điều trị viêm họng / viêm amidan: Uống 7mg / kg mỗi 12 giờ trong vòng 5 – 10 ngày, hoặc uống 14mg / kg mỗi 24 giờ trong vòng 10 ngày.
  • Điều trị viêm xoang cấp tính: Uống 7mg / kg mỗi 12 giờ hoặc 14mg / kg mỗi 24 giờ trong vòng 10 ngày.
  • Điều trị viêm cấu trúc da / viêm da không biến chứng: Uống 7mg / kg mỗi 12 giờ trong vòng 10 ngày.

*Liều cho bệnh nhân suy thận (độ thanh thải dưới 30ml / phút):

  • Đối với người lớn: Uống liều không vượt quá 300mg / ngày.
  • Đối với trẻ em: Uống 7mg / kg / ngày, không vượt quá 300mg / ngày.
  • Đối với bệnh nhân chạy thận nhân tạo: Uống 7mg / kg / ngày.

3.2. Hướng dẫn sử dụng đúng cách thuốc Cefdina 250

Cho khoảng 60ml nước vào bột thuốc, sau đó khuấy đều cho đến khi tạo thành hỗn dịch đồng nhất. Sau khi pha thuốc, bạn có thể bảo quản bên trong ngăn mát tủ lạnh và dùng hỗn dịch này trong vòng 7 ngày. Lưu ý luôn lắc kỹ hỗn dịch pha được trước khi sử dụng. Ngoài ra, thuốc Cefdina 250 không ảnh hưởng đến dạ dày do đó bệnh nhân có thể uống trước hoặc sau ăn đều được.

3.3. Xử trí tình trạng uống quá liều thuốc Cefdina 250

Trong trường hợp uống quá liều thuốc Cefdina 250, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng ngộ độc kháng sinh nhóm beta, chẳng hạn như đau thượng vị, buồn nôn, ói mửa, co giật, tiêu chảy,... Khi xảy ra các phản ứng quá liều này, bệnh nhân cần nhanh chóng báo cho bác sĩ để tìm cách khắc phục sớm.

4. Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Cefdina 250

Như đa phần các loại thuốc tân dược khác, Cefdina 250 cũng có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn cho bệnh nhân trong một số trường hợp nhất định, bao gồm:

  • Nhức đầu.
  • Buồn nôn.
  • Nổi mẩn đỏ hoặc phát ban.
  • Đau bụng không rõ vị trí.
  • Tiêu chảy.

Ngoài những tác dụng phụ trên, một số bệnh nhân cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác không được đề cập đến. Mặt khác, mức độ nặng nhẹ của các tác dụng phụ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là thể trạng của bệnh nhân.

5. Những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Cefdina 250

5.1. Cần thận trọng gì khi sử dụng thuốc Cefdina 250?

Trước và trong suốt quá trình sử dụng thuốc Cefdina 250, bệnh nhân cần thận trọng những điều sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Dùng liều duy trì thuốc Cefdina 250 có thể dẫn đến một số vấn đề phát sinh, điển hình nhất là tình trạng hình thành các vi khuẩn kháng thuốc.
  • Cẩn trọng khi dùng thuốc Cefdina 250 cho đối tượng bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về đại tràng, đặc biệt là viêm đại tràng.
  • Giảm liều thuốc Cefdina 250 đối với bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin < 30ml / phút.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Cefdina 250 cho phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bú. Tốt nhất, nếu sử dụng thuốc Cefdina 250, những đối tượng này cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Không dùng thuốc Cefdina 250 cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi do chưa có báo cáo về độ an toàn của thuốc.
  • Khi xảy ra phản ứng dị ứng, bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc Cefdina 250 ngay lập tức.

5.2. Tương tác của thuốc Cefdina 250 với thuốc khác

Phản ứng tương tác giữa các thuốc có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của các loại thuốc, thậm chí làm tăng nguy cơ tiến triển nặng các tác dụng phụ. Nhằm giúp ngăn ngừa tình trạng này, bệnh nhân nên báo cho bác sĩ các dược phẩm hiện đang sử dụng để nhận được lời khuyên điều chỉnh hoặc thay thế thuốc đúng đắn.

Dưới đây là các loại thuốc có thể xảy ra tương tác khi dùng chung với Cefdina 250:

  • Thuốc chứa sắt hoặc thuốc kháng axit khi dùng đồng thời với Cefdina 250 có thể làm giảm sự hấp thu hoạt chất Cefdinir vào cơ thể. Nếu cần thiết phải dùng kết hợp các loại thuốc này với nhau, bệnh nhân nên uống cách các liều thuốc ít nhất 2 giờ đồng hồ.
  • Thuốc Probenecid dùng chung với Cefdina 250 có thể tác động xấu đến quá trình bài tiết Cefdinir qua thận. Điều này dễ làm tăng nguy cơ ứ đọng thuốc không cần thiết bên trong cơ thể.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Cefdina 250. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Zincap 500 theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan