Công dụng thuốc Aztreonam

Thuốc Aztreonam chứa hoạt chất Aztreonam – kháng sinh thuộc nhóm beta – lactam, được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm như: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn xương khớp...

1. Aztreonam là thuốc gì?

Thuốc Aztreonam chứa hoạt chất Aztreonam, một kháng sinh thuộc nhóm beta – lactam được bào chế dưới dạng bột pha tiêm và dung dịch tiêm truyền. Thuốc Aztreonam được chỉ định trong các nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm như sau:

2. Liều dùng của thuốc Aztreonam

Aztreonam là kháng sinh thuộc nhóm thuốc kê đơn dùng bằng đường tiêm truyền. Vì vậy liều dùng thuốc cần được chỉ định bởi bác sĩ phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, khả năng hấp thu của người bệnh. Liều dùng khuyến cáo thuốc Azreonam như sau:

Người trưởng thành:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Dùng liều 500mg – 1g cách mỗi 8 – 12 giờ đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp;
  • Nhiễm khuẩn toàn thân vừa và nặng: Dùng liều 1g – 2g Aztreonam tiêm tĩnh mạch cách mỗi 8 – 12 giờ. Trường hợp nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng (đặc biệt là nhiễm khuẩn do P.aeruginosa) dùng liều 2g tiêm tĩnh mạch cách mỗi 6 – 8 giờ.

Trẻ em:

  • Trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên có chức năng thận bình thường dùng liều 30mg/kg tiêm tĩnh mạch cách mỗi 8 giờ trong điều trị nhiễm khuẩn nhẹ tới vừa, liều 30mg/kg cách mỗi 6 – 8 giờ để điều trị nhiễm khuẩn vừa đến nặng. Liều thuốc Aztreonam khuyến cáo tối đa là 120mg/kg/ngày. Trong trường hợp người bệnh bị xơ nang tuyến tụy, liều thuốc có thể tăng lên cao hơn liều trước đó 50mg/kg cách mỗi 6 – 8 giờ;
  • Trẻ em dưới 1 tuần tuổi (cân nặng nhỏ hơn 2kg): Dùng liều 30mg/kg mỗi 12 giờ/lần hoặc 30mg/kg cách mỗi 8 giờ ở trẻ nặng hơn 2kg;
  • Trẻ sơ sinh từ 1 – 4 tuần tuổi: Dùng liều 30mg/kg cách mỗi 8 giờ/lần hoặc cách mỗi 6 giờ/lần đối với trẻ nặng hơn 2kg;
  • Trẻ em có cân nặng nhỏ hơn 1,2kg dùng liều 30mg/kg cách mỗi 12 giờ/lần.

Đối tượng khác:

  • Người cao tuổi: Liều dùng Aztreonam ở người cao tuổi phụ thuộc vào chức năng thận (độ thanh thải creatinin). Trường hợp người bệnh có độ thanh thải Creatinin lớn hơn 30ml/phút/1,73m2 không cần hiệu chỉnh liều. Trường hợp người bệnh có độ thanh thải Creatinin từ 10 – 30ml/phút dùng liều tấn công là 500mg, 1g hoặc 2g, sau đó dùng liều duy trì bằng 1⁄2 liều tấn công. Trường hợp người bệnh có độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 10ml/phút dùng liều tấn công đầu tiên bằng liều thông thường, liều duy trì bằng 1⁄4 liều thông thường;
  • Người thực hiện thẩm phân máu: Vì thuốc Aztreonam có thể loại bỏ bằng thẩm phân máu, nên người bệnh thẩm phân máu cần bổ sung một liều thuốc Aztreonam bằng 1⁄4 liều tấn công ngay sau mỗi lần thực hiện thẩm phân máu;
  • Người thực hiện thẩm phân màng bụng: Liều thuốc Aztreonam tấn công bằng liều thường dùng, sau đó duy trì liều bằng 1⁄4 liều tấn công;
  • Người bệnh suy gan: Khuyến cáo nên giảm 20 – 25% liều thuốc Aztreonam ở người bệnh bị xơ gan do rượu, đặc biệt là trong trường hợp dùng thuốc Aztreonam kéo dài.

3. Tác dụng phụ của thuốc Aztreonam

Thuốc Aztreonam có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Thường gặp: Phản ứng tại chỗ tiêm như kích ứng, tiêu chảy, nổi ban, nôn, buồn nôn;
  • Ít gặp: Loét miệng, thay đổi vị giác, tăng nguy cơ chảy máu, ban đỏ đa dạng, viêm da tróc vẩy, viêm âm đạo, nhiễm nấm Candida;
  • Hiếm gặp: Đau ngực, phản ứng phản vệ, đau cơ, đau đầu, sốt, tăng thời gian prothrobin, tăng bạch cầu ưa eosin, tăng tiểu cầu, thiếu máu, xuất huyết, hạ huyết áp, điện tâm đồ bất thường, lú lẫn, chứng dị cảm, ù tai...

4. Lưu ý khi điều trị bằng thuốc Aztreonam

4.1. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Aztreonam ở người bệnh có tiền sử dị ứng với Aztreonam hoặc với bất kỳ thuốc kháng sinh thuộc nhóm Beta – lactam, người bệnh đang mang thai.

4.2. Thận trọng khi sử dụng

Trước khi điều trị bằng thuốc Aztreonam, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị tiền sử dị ứng thuốc, đặc biệt là các kháng sinh thuộc nhóm thuốc Beta – lactam.

Điều trị bằng Aztreonam có thể làm các vi khuẩn không nhạy cảm (đặc biệt là vi khuẩn Gram dương) hoặc nấm phát triển quá mức. Vì vậy người bệnh cần được theo dõi sát, trường hợp có bội nhiễm cần được điều trị ngay.

Cần phân biệt tiêu chảy do Aztreonam gây ra với tiêu chảy do Clostridium difficile gây ra.

Thận trọng khi dùng Aztreonam ở người bệnh suy gan, suy thận. Giảm liều thuốc và số lần dùng ở người bệnh suy thận, kiểm tra chức năng gan mỗi tuần một lần.

Tính hiệu quả và độ an toàn của Aztreonam dùng đường tĩnh mạch ở trẻ em 9 tháng tuổi trở xuống chưa được xác định đầy đủ.

Phụ nữ đang mang thai: Chống chỉ định sử dụng thuốc Aztreonam ở phụ nữ đang mang thai.

Phụ nữ đang cho con bú: Một lượng nhỏ thuốc Aztreonam có thể bài tiết vào sữa mẹ. Mặc dù khả năng hấp thu của Aztreonam qua đường tiêu hóa kém, tuy nhiên khuyến cáo không sử dụng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú.

5. Tương tác thuốc

Thuốc Aztreonam có thể gây ra một số tương tác như sau:

  • Tác dụng hiệp đồng khi sử dụng Aztreonam với kháng sinh Aminoglycosid trong điều trị chống lại trực khuẩn mủ xanh và một vài họ vi khuẩn Enterobacteriaceae (E.Coli, Serratia, Klebsiella..);
  • Sử dụng đồng thời Aztreonam với kháng sinh nhóm Beta – lactam (cefoperaxon, piperacillin) đem lại tác dụng cộng hợp hoặc hiệp đồng kháng khuẩn;
  • Sử dụng Aztreonam và Clindamycin cho tác dụng hiệp đồng kháng khuẩn trên Klebsiella, E.coli và Enterobacter;
  • Sử dụng kết hợp Aztreonam và Clavulanic Acid cho tác dụng hiệp đồng chống lại vi khuẩn Klebsiella, Enterobacter, Bacteroides fragilis.
  • Aztreonam tương kỵ với Cephradin, Nafcilin, Vancomycin, Metronidazol nên các thuốc này cần được dùng riêng biệt.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Aztreonam. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan