Công dụng thuốc Aplenzin

Thuốc Aplenzin được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý tâm thần nhất định. Vậy công dụng của thuốc Aplenzin là gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

1. Công dụng thuốc Aplenzin

Thuốc Aplenzin được báo chế dưới dạng viên nén giải phóng chậm với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là Bupropion hydrobromide 174mg. Thuốc Aplenzin tác dụng chính là cải thiện tâm trạng và cảm giác hạnh phúc. Tác dụng này đạt được thông qua việc khôi phục cân bằng của một số chất tự nhiên trong não bao gồm Dopamine, Norepinephrine.

Thuốc Aplenzin được chỉ định trong các trường hợp sau:

Không sử dụng thuốc Aplenzin nếu bạn đã sử dụng chất ức chế MAO trong vòng 14 ngày qua, bởi vì tương tác thuốc nguy hiểm có thể xảy ra. Thuốc ức chế MAO bao gồm Isocarboxazid, xanh methylen, Phenelzine, Linezolid, Rasagiline, Selegiline, Tranylcypromine và những thuốc khác.

Thuốc Aplenzin chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người bị dị ứng với Bupropion hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Người bị rối loạn co giật;
  • Người bị rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn vô độ;
  • Người đột ngột ngừng sử dụng rượu, các loại thuốc điều trị co giật hoặc thuốc an thần (như là Xanax, Valium, Fiorinal, Klonopin,...);
  • Trẻ em dưới 18 tuổi.

Không sử dụng các chất ức chế MAO trong vòng 14 ngày trước hoặc 14 ngày sau khi bạn dùng Aplenzin.

Không sử dụng thuốc Aplenzin để điều trị nhiều bệnh cùng một lúc. Nếu sử dụng thuốc Aplenzin để điều trị trầm cảm, bạn không nên dùng Zyban để bỏ thuốc.

Thuốc Aplenzin có thể gây co giật, đặc biệt khi bạn mắc một số bệnh hoặc sử dụng một số loại thuốc nhất định. Trao đổi với bác sĩ về tất cả các tình trạng sức khỏe, các loại thuốc bạn đã và đang sử dụng.

Để đảm bảo sử dụng Aplenzin thuốc an toàn, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng bị:

  • Chấn thương đầu;
  • Động kinh;
  • Khối u não hoặc tủy sống;
  • Bệnh tăng nhãn áp góc hẹp;
  • Bệnh tim;
  • Huyết áp cao;
  • Đau tim;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh thận;
  • Bệnh gan, đặc biệt là xơ gan;
  • Uống rượu.

Một số người trẻ tuổi sẽ có suy nghĩ về việc tự tử khi lần đầu tiên dùng thuốc chống trầm cảm. Bác sĩ cần phải kiểm tra sự tiến bộ của bạn bằng cách thăm khám thường xuyên trong khi bạn đang sử dụng Aplenzin thuốc. Gia đình hoặc những người chăm sóc cũng cần chú ý đến những thay đổi trong tâm trạng hoặc các triệu chứng của người bệnh.

Các chuyên gia hiện vẫn không biết liệu Bupropion có gây hại cho thai nhi hay không. Tuy nhiên, nếu ngừng dùng thuốc Aplenzin, bạn có thể bị tái phát trầm cảm. Hãy trao đổi với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có thai khi đang sử dụng thuốc Aplenzin.

Có thể không an toàn cho con bú khi bạn đang sử dụng thuốc Aplenzin. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về bất kỳ rủi ro nào có thể gặp phải trong trường hợp này.

2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Aplenzin

Hãy sử dụng thuốc Aplenzin chính xác theo chỉ định của bác sĩ. Làm theo tất cả các hướng dẫn trên bao bì thuốc. Không sử dụng thuốc Aplenzin với liều lượng lớn hay nhỏ hơn hoặc sử dụng lâu hơn so với khuyến cáo. Quá liều thuốc Aplenzin có thể làm tăng nguy cơ co giật.

Thuốc Aplenzin được sử dụng bằng đường uống, thuốc có thể uống lúc đói hoặc no theo chỉ định của bác sĩ. Không được nghiền nát, nhai hoặc làm vỡ viên thuốc Aplenzin giải phóng kéo dài. Bạn hãy nuốt toàn bộ viên thuốc.

Thuốc Aplenzin thường được uống ngày một lần vào buổi sáng. Việc uống thuốc vào buổi tối có thể khiến bạn khó ngủ, thậm chí là mất ngủ. Sử dụng thuốc Aplenzin thường xuyên để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Bạn nên uống thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày, để tránh việc quên dùng thuốc.

Bạn không nên thay đổi liều hoặc ngừng sử dụng thuốc Aplenzin đột ngột, trừ khi bạn bị co giật khi sử dụng loại thuốc này. Dừng thuốc Aplenzin đột ngột có thể gây ra các triệu chứng cai nghiện thuốc khó chịu. Hỏi bác sĩ của bạn cách ngừng sử dụng thuốc Aplenzin một cách an toàn.

Một số người dùng thuốc Aplenzin đã bị cao huyết áp nghiêm trọng, đặc biệt là khi sử dụng thuốc để thay thế nicotine (miếng dán hoặc kẹo cao su). Bạn nên kiểm tra huyết áp trước và trong khi điều trị bằng thuốc Aplenzin.

Thuốc Aplenzin có thể khiến bạn có kết quả xét nghiệm sàng lọc ma túy dương tính giả. Nếu bạn cần cung cấp mẫu nước tiểu để kiểm tra ma túy, hãy nói với nhân viên xét nghiệm rằng bạn đang dùng thuốc Aplenzin.

Nếu bạn quên một liều thuốc Aplenzin, hãy dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, bạn hãy bỏ qua liều đã quên nếu như gần đến thời gian sử dụng liều ​​tiếp theo. Không sử dụng gấp đôi liều bình thường để bù cho liều đã quên.

Quá liều thuốc Aplenzin có thể gây tử vong. Các triệu chứng quá liều Aplenzin có thể bao gồm cứng cơ, tim đập nhanh hoặc không đều, ảo giác, thở nông hoặc ngất xỉu.

Uống rượu cùng với thuốc Aplenzin có thể làm tăng nguy cơ co giật. Thuốc Aplenzin cũng có thể gây co giật ở những người đang uống nhiều rượu và sau đó đột ngột bỏ rượu khi bắt đầu sử dụng thuốc. Vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ để có cách sử dụng thuốc phù hợp nhất.

Thuốc Aplenzin có thể làm giảm suy nghĩ hoặc phản ứng của bạn. Vì vậy bạn hãy cẩn thận khi sử dụng thuốc Aplenzin nếu lái xe hoặc làm bất cứ điều gì đòi hỏi phải tỉnh táo.

3. Tác dụng phụ của thuốc Aplenzin

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây của phản ứng dị ứng với thuốc Aplenzin, bạn cần nhận trợ giúp y tế khẩn cấp, triệu chứng bao gồm: Phát ban, ngứa, sưng hạch, sốt, khó thở, sưng mặt hoặc cổ họng. Hoặc nếu bạn có phản ứng da nghiêm trọng bao gồm sốt, đau họng, đau da, bỏng mắt, phát ban da đỏ hoặc tím với phồng rộp và bong tróc.

Báo cáo bất kỳ triệu chứng mới hoặc triệu chứng cũ trở lên tồi tệ hơn cho bác sĩ của bạn khi sử dụng thuốc Aplenzin, như là:

  • Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi;
  • Lo lắng;
  • Trầm cảm;
  • Cơn hoảng loạn;
  • Khó ngủ;
  • Cảm thấy bốc đồng;
  • Cáu kỉnh;
  • Kích động;
  • Thù địch;
  • Hung hăng;
  • Bồn chồn;
  • Hiếu động;
  • Trầm cảm hơn;
  • Có ý nghĩ về việc tự tử hoặc làm tổn thương bản thân.

Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có một trong các triệu chứng sau đây:

  • Một cơn động kinh;
  • Nhầm lẫn;
  • Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi bất thường;
  • Mờ mắt;
  • Nhìn đường hầm;
  • Đau hoặc sưng mắt;
  • Nhìn thấy quầng sáng xung quanh đèn;
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều;
  • Giai đoạn hưng cảm với các biểu hiện như là suy nghĩ đua đòi, tăng cường năng lượng, cảm thấy cực kỳ hạnh phúc hoặc cáu kỉnh, nói nhiều hơn bình thường, hành vi liều lĩnh, các vấn đề nghiêm trọng với giấc ngủ.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Aplenzin bao gồm:

  • Khô miệng;
  • Đau họng;
  • Nghẹt mũi;
  • Tiếng chuông trong tai;
  • Mờ mắt;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Đau dạ dày;
  • Chán ăn;
  • Táo bón;
  • Mất ngủ;
  • Run;
  • Đổ mồ hôi;
  • Cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Nhầm lẫn;
  • Kích động;
  • Thù địch;
  • Phát ban;
  • Giảm cân;
  • Tăng đi tiểu;
  • Nhức đầu;
  • Chóng mặt;
  • Đau cơ hoặc khớp.

Bạn cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ khác của thuốc Aplenzin. Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc, bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

4. Tương tác của thuốc Aplenzin với các loại thuốc khác

Thuốc Aplenzin có thể tương tác với một số loại thuốc khác, bao gồm:

  • Codeine;
  • Pimozide;
  • Tamoxifen;
  • Thioridazine;
  • Sử dụng thuốc Aplenzin cùng với thuốc ức chế MAO có thể gây ra tương tác nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy không nên sử dụng thuốc ức chế MAO trong vòng 2 tuần trước và sau khi sử dụng thuốc Aplenzin.

Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng thuốc Aplenzin, bạn nên cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng, các loại thảo dược bạn đang sử dụng.

Trên là những thông tin về công dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốcAplenzin. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe..

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

274 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan