Công dụng thuốc Amphalizol

Thuốc Amphalizol được biết đến với công dụng điều trị các bệnh lý như viêm phổi bệnh viện, viêm phổi cộng đồng. Trong bài viết này, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin về công dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốc để đạt hiệu quả cao nhất.

1. Thuốc Amphalizol có tác dụng gì?

Amphalizol 400 hoặc Amphalizol 600 là thuốc có chứa hoạt chất Linezolid với hàm lượng 400mg hoặc 600mg. Đây vốn là chất kháng sinh hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn.

Theo các tài liệu nghiên cứu, Linezolid là một kháng sinh tổng hợp có hoạt tính invitro chống lại các vi khuẩn Gram dương hiếu khí và kị khí, chỉ điều trị các trường hợp nhiễm vi khuẩn và không hiệu quả cho trường hợp nhiễm virus (như các bệnh cảm lạnh thông thường, cúm).

2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Amphalizol

2.1. Chỉ định dùng thuốc Amphalizol

Với tác dụng trên, thuốc Amphalizol được chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng do Enterococcus faecum đã kháng Vancomycin, bao gồm cả những trường hợp đang bị nhiễm khuẩn huyết.
  • Những người mắc viêm phổi bệnh viện do Staphylococcus aureus (Amphalizol có tác dụng với cả chủng nhạy cảm và kháng Methicillin).
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng da biến chứng do Staphylococcus aureus (bao gồm cả các chủng nhạy cảm và kháng Methicillin), Streptococcus pyogenes, Streptococcus agalactiae.
  • Những người mắc nhiễm trùng da không biến chứng do Staphylococcus aureus (bao gồm cả chủng nhạy cảm và kháng Methicillin), Streptococcus pyogenes.
  • Những người mắc cộng đồng do Streptococcus pneumoniae (Amphalizol chỉ có tác dụng với chủng nhạy cảm với Penicillin), gồm có những trường hợp đang nhiễm khuẩn huyết hoặc Staphylococcus aureus (chỉ phát huy hiệu quả đối với chủng nhạy cảm với Methicillin).

2.2. Chống chỉ định thuốc Amphalizol

Chống chỉ định thuốc Amphalizol trong những trường hợp sau:

  • Người có tiền sử mẫn cảm hoặc có nguy cơ dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc Amphalizol.
  • Bệnh nhân đang hoặc đã từng sử dụng các thuốc có tác dụng ức chế Monoamine Oxidase A hoặc B (ví dụ: Phenelzine, Isocarboxazid, Selegiline,...) trong khoảng thời gian 2 tuần trước đó.
  • Không dùng Amphalizol cho người đang sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp không kiểm soát được, trầm cảm lưỡng cực, rối loạn phân liệt,...
  • Không sử dụng Amphalizol cho bệnh nhân đang dùng các thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc Dopaminergic, thuốc chủ vận thụ thể Serotonin 5-HT1, Pethidine hoặc Buspirone, thuốc tác nhân giao cảm trực tiếp và gián tiếp,...
  • Chống chỉ định dùng Amphalizol cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.

3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Amphalizol

Thuốc Amphalizol được dùng qua đường uống với liều dùng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, liều thông thường được khuyến cáo như sau:

  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng do Enterococcus faecum đã kháng Vancomycin: Sử dụng Amphalizol với liều 600mg x 2 lần/ ngày x 14 - 28 ngày.
  • Bệnh nhân mắc viêm phổi bệnh viện, nhiễm trùng da biến chứng, viêm phổi mắc phải cộng đồng: Sử dụng Amphalizol với liều 600mg x 2 lần/ ngày x 10 - 14 ngày.
  • Bệnh nhân nhiễm trùng da không biến chứng: Sử dụng thuốc với liều 400mg x 2 lần/ ngày x 10 - 14 ngày.
  • Không cần điều chỉnh liều Amphalizol đối với bệnh nhân suy thận.

4. Tác dụng phụ của thuốc Amphalizol

  • Một số tác dụng không mong muốn người dùng có thể gặp phải khi sử dụng Amphalizol đó là tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn và nôn.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp một số phản ứng bất lợi khác hiếm gặp hơn như đau bụng cục bộ, thiếu máu não thoáng quá và tăng huyết áp.
  • Đặc biệt, một số tài liệu nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy sử dụng Amphalizol có thể làm giảm khả năng sinh sản.

Về cơ bản, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu sau khi sử dụng thuốc có những biểu hiện bất thường để được tư vấn những biện pháp xử trí kịp thời.

5. Tương tác thuốc

  • Người bệnh không nên sử dụng Amphalizol cùng với một số thuốc chống trầm cảm như Mirtazapine Paroxetin, Selegiline,... do có nguy cơ xuất hiện hội chứng Serotonin. Lúc này, một số biểu hiện thường gặp gồm có sốt cao, tăng phản xạ, giật cơ,....
  • Tránh dùng chung với thuốc Savipharm, Pseudoephedrine hoặc Phenylpropanolamine do dễ dẫn đến tăng huyết áp tâm thu.
  • Nếu dùng các loại thực phẩm có hàm lượng Tyrosine cao khi dùng thuốc Amphalizol có thể gây tăng huyết áp. Do đó bạn cần chú ý mỗi bữa ăn chỉ nên nạp lượng Tyrosine dưới 100mg.

6. Thận trọng khi sử dụng Amphalizol

  • Nếu bạn bị dị ứng với Amphalizol, các loại thuốc khác tương tự hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Cẩn thận khi dùng thuốc cho người đang hoặc đã từng bị nhiễm trùng mạn tính (dài hạn), huyết áp cao, cường giáp, suy giảm miễn dịch (gặp vấn đề liên quan đến hệ thống miễn dịch), Pheochromocytoma (xuất hiện khối u tủy thượng thận), co giật hoặc bệnh thận.
  • Thận trọng khi dùng thuốc nếu phải phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ về việc đang dùng Amphalizol.
  • Dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian sử dụng, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng Amphalizol.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Amphalizol mà người bệnh có thể tham khảo. Lưu ý, Amphalizol là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà để tránh tác dụng phụ ngoài ý.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

41 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan