Công dụng thuốc AgonEaze

Thuốc Agoneaze được sử dụng ở dạng kem bôi tại chỗ có thể sử dụng trên da và vùng snh dục để gây tê hoặc mất cảm giác khi thực hiện thủ tục y tế. Ngoài ra, thuốc có thể làm tê liệt các đầu dây thần kinh. Sử dụng thuốc Agoneaze có thể gặp một số tác dụng phụ như phát ban da, ngứa, tức ngực....Vì vậy trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng và được tư vấn bởi bác sĩ điều trị.

1. Công dụng của thuốc Agoneaze

Thuốc Agoneaze bao gồm Lidocaine và kem bôi tại chỗ prilocaine sử dụng trên da hoặc vùng sinh dục giúp gây tê hoặc gây mất cảm giác khi thực hiện một số thủ tục y tế. Thêm vào đó, công dụng của thuốc Agoneaze còn được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng đau do tiêm hoặc lấy máu tĩnh mạch hoặc các tiểu phẫu loại bỏ mụn cóc. Thuốc Agoneaze còn chứa hỗn hợp của hai loại thuốc gây tê cục bộ, vì thế nó có thể làm chết các đầu dây thần kinh trên da.

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Agoneaze

Thuốc Agoneaze có liều sử dụng khác nhau với mỗi đối tượng bệnh nhân. Tuỳ theo mức độ bệnh bác sĩ sẽ thực hiện kê đơn với liều từ trung bình và liều thuốc có thể thay đổi tuỳ tình trạng thực tế của người bệnh. Ngoài ra, liều lượng thuốc sử dụng còn phụ thuộc vào độ mạnh của thuốc. Tuy nhiên, số lượng liều sử dụng mỗi ngày và thời gian giữa các liều sẽ phụ thuộc vào vấn đề y tế của người bệnh.

Đối với thuốc Agoneaze sử dụng dạng kem bôi tại chỗ trong trường hợp ngăn ngừa đau do các thủ tục y tế

  • Người lớn sử dụng từ 1 -2.5 gam với hàm lượng là một lớp dày lên vùng da. Kích thước của khu vực được bảo vệ và thời gian thuốc được lưu giữ lại phụ thuộc và các thủ thuật này. Có thể thực hiện che phủ khu vực xoa thuốc bằng băng. Thuốc Agoneaze nên được lưu giữ trên da đến 2 giờ. Sau đó, bác sĩ sẽ tháo băng và lau thuốc ra khỏi da trước khi thực hiện thủ thuật.
  • Trẻ em sử dụng thuốc dựa vào trọng lượng cơ thể và được xác định bởi bác sĩ điều trị. Thuốc Agoneaze sử dụng ở dạng kem bôi nên được thực hiện với một lớp dày trên vùng da. Kích thước của khu vực được bảo vệ và thời gian lưu giữ thuốc tại chỗ sẽ phụ thuộc vào thủ thuật thực hiện. Khu vực thoa thuốc có thể được che phủ bằng băng. Sau đó, bác sĩ sẽ tháo băng và lau thuốc ra khỏi da trước khi thực hiện thủ thuật.

Thuốc Agoneaze có chứa hai thành phần lidocaine và prilocaine nên người bệnh khi sử dụng cần tìm hiểu rõ về cách dùng sao cho hiệu quả. Để sử dụng thuốc Agoneaze người bệnh nên rửa tay bằng xà phòng và nước trước, sau khi bôi thuốc. Nên lấy một lớp thuốc dày cho khu vực cần gây tê và không phết thuốc lên da. Sau khi thoa thuốc nên được che bằng một miếng gạc để giữ thuốc tại chỗ. Tiếp theo bịt kín các cạnh của băng để giữ thuốc không bị rò rỉ ra ngoài thì thuốc mới hoạt động đúng. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên thực hiện phủ thêm lớp băng thứ hai để ngăn trẻ có thể chạm vào thuốc.

Trước khi dùng, người bệnh cần lưu ý thuốc sử dụng phải được hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Thuốc Agoneaze có thể gây tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng quá nhiều. Thuốc Agoneaze không nên sử dụng cho các vết thương hở, vết bỏng hoặc viêm da... trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định sử dụng. Khi sử dụng người bệnh nên tránh để thuốc dây vào mắt, vì có thích thuốc sẽ gây kích ứng mắt nghiêm trọng. Nếu thuốc Agoneaze lọt vào mắt, người bệnh không nên lau hoặc chà mắt mà hãy rửa bằng nước sạch và gọi cho bác sĩ để được hỗ trợ. Thuốc Agoneaze có thể chui vào tai và gây ra các vấn đề nghiêm trọng thính giác. Nếu thuốc Agoneaze rơi vào tai thì người bệnh hãy rửa sạch bằng nước và gọi cho bác sĩ.

3. Tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Agoneaze

Thuốc Agoneaze có tác dụng đối với việc gây tê nhưng nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn đối với người bệnh. Tuỳ theo mức độ và tình trạng của người bệnh sẽ gặp các loại tác dụng phụ không mong muốn khác nhau:

  • Tác dụng phụ phổ biến của thuốc Agoneaze bao gồm sốt, sưng, ngứa hoặc phát ban tại vùng da bôi thuốc, da có thể trắng hoặc đỏ khi bôi thuốc...Đối với những trường hợp gặp tình trạng này sẽ không cần chăm sóc y tế. Những tác dụng phụ có thể mất đi trong quá trình điều trị và khi đó cơ thể đã điều chỉnh, đồng thời đáp ứng được với thuốc. Hơn nữa, với các tác dụng phụ này có thể được ngăn ngừa, do đó người bệnh khi sử dụng thuốc nên trao đổi thêm với bác sĩ để biết cách thực hiện.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Agoneaze bao gồm: ho, khó nuốt, sưng to trên mí mắt, mặt, môi, lưỡi, chóng mặt nghiêm trọng hoặc cảm thấy bị ngất xỉu, phát ban da, nổi mề đay, nghẹt mũi...

4. Tương tác thuốc Agoneaze

Mặc dù có một số loại thuốc không nên sử dụng cùng với nhau nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt, các loại thuốc kết hợp sẽ tạo ra hiệu quả điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, để có được hiệu quả này người bệnh cần trao đổi với bác sĩ điều trị về những thông tin tình trạng tiền sử bệnh. Đồng thời liệt kê các loại thuốc mà họ đã sử dụng trước đó để giúp bác sĩ lựa chọn kết hợp phù hợp. Thuốc Agoneaze không được khuyến cáo nếu trước đó đã sử dụng các loại thuốc như Dihydroergotamine, Dronedarone, Saquinavir, Vernakalant. Trong trường hợp này bác sĩ có thể thay đổi thuốc trong quá trình điều trị. Với những thuốc dưới đây sẽ không được khuyến cáo Acetonide, Amifampridine, Amiodarone, Amprenavir, Arbutine, Atazanavir, Bretylium, Bupivacaine Liposome, Bupropion, Cobicistat, Dasabuvir, Delavirdine, Disopyramide, Dofetilide, Donepezil, Etravirine, Flecainide, Fosamprenavir, Fosphenytoin, Hyaluronidase....Tuy nhiên, nếu có thể được yêu cầu sử dụng trọng một số trường hợp thì bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc tần suất sử dụng của cả hai loại thuốc.

Thuốc Agoneaze không nên sử dụng trong khoảng thời gian người bệnh sử dụng các loại thực phẩm vì có thể xảy ra tương tác với thuốc. Sử dụng rượu bia hoặc thuốc trong quá trình sử dụng thuốc Agoneaze cũng không được khuyến cáo. Vì vậy người bệnh hãy thảo luận với bác sĩ về việc lựa chọn thực phẩm khi tiến hành điều trị bằng thuốc Agoneaze.

Ngoài ra, thuốc Agoneaze có thể bị ảnh hưởng bởi một số vấn đề liên quan đến y tế như:

  • Người bệnh bị thiếu hụt Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD), hoặc có tiền sử thiếu hụt hợp chất này
  • Người bệnh có vấn đề về tim, phổi hoặc hô hấp
  • Người bệnh bị rối loạn máu, di truyền không rõ nguyên nhân và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn máu
  • Nhiễm trùng tại hoặc gần nơi thực hiện điều trị với thuốc
  • Người bệnh có vết lở loét, da bị vỡ hoặc chấn thương nghiêm trọng ở vị trí điều trị thuốc có thể khiến cho tình trạng của người bệnh trở nên nặng hơn.
  • Người bệnh mắc bệnh gan, có thể khiến cho tác dụng của thuốc tăng lên và khả năng đào thải thuốc ra khỏi cơ thể chậm hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Agoneaze:

  • Không sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi, trừ khi được chỉ định của bác sĩ. Bởi vì trẻ nhỏ có thể gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng thuốc quá nhiều. Khi sử dụng thuốc Agoneaze cho trẻ dưới ba tháng thì cần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra xem có tác dụng phụ không mong muốn có xảy ra hay không
  • Thuốc Agoneaze có thể gây ra các loại phản ứng dị ứng nghiêm trọng bao gồm cả sốc phản vệ. Vì vậy, nếu gặp tình trạng này cần báo ngay cho bác sĩ để chăm sóc y tế kịp thời
  • Thuốc Agoneaze có thể gây ra các vấn đề về máu hiếm gặp và nếu có những dấu hiệu như môi tím tái, chóng mặt, ngất xỉu... thì phải báo ngay cho bác sĩ.

Thuốc Agoneaze được sử dụng ở dạng kem bôi tại chỗ có thể sử dụng trên da và vùng snh dục để gây tê hoặc mất cảm giác khi thực hiện thủ tục y tế. Ngoài ra, thuốc có thể làm tê liệt các đầu dây thần kinh.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: holevn.org, drugs.com

30 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan