Chỉ định và tác dụng phụ của thuốc Repaglinid

Thuốc Repaglinid hay có tên gọi khác là Repaglinide thuộc nhóm thuốc hormon, nội tiết tố với thành phần chính là hoạt chất Repaglinide hàm lượng 1mg. Repaglinide được bào chế dưới dạng viên nén( Repaglinide 1mg, Repaglinide 2mg hoặc Repaglinide 0,5mg). Thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh tiểu đường type 2.

1. Thuốc Repaglinid với công dụng là gì?

Thuốc Repaglinid được sử dụng trong trường hợp:

  • Người bệnh đái tháo đường type II không thể kiểm soát được glucose huyết bằng chế độ ăn kiêng, giảm cân và tập thể dục hợp lý.
  • Thuốc Repaglinid có thể được dùng phối hợp với Metformin hoặc Thiazolidinedion khi dùng thuốc đơn độc không kiểm soát được đường huyết. Có thể thay bằng Insulin nếu dùng phối hợp vẫn không kiểm soát được lượng đường huyết.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Repaglinid

2.1. Cách dùng

Thuốc Repaglinid được sử dụng theo đường uống và nên uống với thức ăn. Thuốc được dùng trong 15 phút trước bữa ăn nhưng thời gian có thể thay đổi từ ngay trước bữa ăn đến 30 phút trước bữa ăn.

2.2. Liều dùng

Liều dùng khởi đầu 0,5 mg x 3 lần/ngày, có thể dùng thuốc Repaglinide 2mg x 3 lần/ngày, tối đa 4mg x 3 lần/ngày. Uống thuốc trong vòng 15 phút trước các bữa ăn.

Liều dùng cụ thể sẽ tùy theo trạng thái người bệnh và nồng độ đường huyết. Tham khảo liều lượng thuốc Repaglinid được dùng cho người bệnh đái tháo đường typ II như sau:

Người lớn:

  • Người đái tháo đường type II chưa từng dùng thuốc hoặc nồng độ HbA1c dưới 8%, nên dùng liều khởi đầu với liều 0,5 mg/lần, ngày dùng 3 lần trước mỗi bữa ăn.
  • Người bệnh đã được điều trị bằng thuốc hạ đường huyết và có HbA1c lớn hơn hoặc bằng 8%, nên dùng liều khởi đầu là 1 mg hoặc 2 mg/lần, ngày dùng 3 lần trước mỗi bữa ăn.
  • Điều chỉnh liều: Xác định mức liều điều chỉnh dựa trên cơ sở đáp ứng đường huyết khi dùng thuốc Repaglinide, thông thường cần xác định đường huyết lúc đói. Tăng liều lên gấp đôi đến mức liều tối đa là 4 mg Repaglinid/lần đến khi đạt được mục đích kiểm soát đường huyết, ít nhất sau 1 tuần điều chỉnh liều cần kiểm tra đáp ứng của người bệnh.
  • Liều điều trị duy trì từ 0,5 - 4 mg Repaglinid/lần. Thuốc Repaglinide có thể được dùng 2, 3 hoặc 4 lần/ngày trước mỗi bữa ăn phụ thuộc vào đáp ứng và thay đổi phù hợp với chế độ ăn của người bệnh. Trong ngày không nên dùng quá tổng liều là 16mg.

Dùng Repaglinid thay thế các thuốc chống đái tháo đường khác:

  • Repaglinide bắt đầu được dùng thay thế các thuốc chống đái tháo đường khác sau khi ngừng thuốc trước đó 1 ngày. Bởi vì, có thể tăng nguy cơ hiệp đồng tác dụng nên cần theo dõi đường huyết của người bệnh chặt chẽ. Khi thay thế Repaglinide bằng thuốc có nửa đời thải trừ dài như Clorpropamid thuộc nhóm Sulfonylurê thì thời gian theo dõi cần dài hơn, có thể kéo dài điều trị tới 1 tuần.

Phối hợp điều trị:

  • Khi dùng thuốc Repaglinid đơn liệu mà không kiểm soát được lượng đường huyết phù hợp có thể xem xét dùng phối hợp với Thiazolidinedion hoặc Metformin. Ngược lại khi dùng đơn trị liệu với Thiazolidinedion và Metformin không hiệu quả thì có thể dùng phối hợp với dùng chung với Repaglinid.
  • Liều dùng đầu và cách điều chỉnh liều của Repagnilide khi phối hợp điều trị với các thuốc điều trị đái tháo đường khác giống với trong đơn trị liệu bằng Repaglinide. Khi đang điều trị bằng metformin, nhưng có ít hiệu quả và muốn phối hợp với Repaglinide thì vẫn giữ nguyên liều metformin và thêm Repaglinide 0,5mg/lần, 3 lần/ngày.
  • Nếu vẫn không kiểm soát được đường huyết thì có thể tăng liều Repaglinid.
  • Điều chỉnh liều cho người bệnh bị đái tháo đường suy thận nhẹ đến trùng bình có Clcr từ 40 - 80 ml/phút: Không cần phải điều chỉnh liều dùng khởi đầu.
  • Clcr từ 20 - 40 ml/phút (suy thận nặng): Liều khởi đầu 0,5 mg/lần trước bữa ăn, thận trọng khi điều chỉnh liều.

Liều cho người suy gan:

  • Dùng nguyên liều dùng thuốc Repaglinid khởi đầu và duy trì, cần tăng thời gian điều chỉnh giữa 2 liều.
  • Dùng thuốc trong vòng từ 15 - 30 phút trước khi ăn. Không dùng thuốc Repaglinide nếu người bệnh không ăn để tránh hiện tượng hạ đường huyết. Nếu quên 1 lần dùng thuốc thì đến bữa ăn sau vẫn uống thuốc như bình thường nhưng chú ý không được bù liều gấp đôi.
  • Với người bệnh thêm bữa ăn có thể dùng thêm 1 liều Repaglinid trước bữa ăn thêm. Theo dõi các dấu hiệu đánh trống ngực, ra mồ hôi lòng bàn tay, nhịp tim nhanh, toát mồ hôi, choáng,.. là những dấu hiệu hạ đường huyết.
  • Cần theo dõi các chỉ số Hemoglobin glycosylat (Hb A1c) và chỉ số đường huyết lúc đói sau mỗi 3 tháng dùng thuốc, nhằm đưa các chỉ số này về mức bình thường. Trong quá trình điều chỉnh liều thì cần theo dõi chỉ số đường huyết lúc đói thường xuyên để kiểm tra sự đáp ứng của thuốc.
  • Tác dụng điều trị đái tháo đường của Repaglinide có thể giảm sau một thời gian dùng thuốc, do cơ thể giảm đáp ứng với thuốc hoặc chính bệnh đái tháo đường diễn biến nặng lên.
  • Bác sĩ phải hướng dẫn cho người bệnh biết những biểu hiện, nguyên nhân và những cách xử trí khi bị tụt đường huyết.

3. Chống chỉ định dùng thuốc Repaglinid

Thuốc Repaglinid không được sử dụng trong các trường hợp sau:

4. Tương tác thuốc Repaglinid

Thuốc Repaglinid khi kết hợp dùng chung với một số loại thuốc sau có thể xảy ra tương tác thuốc.

  • Các thuốc: ACE, NSAID, IMAO, chẹn b không chọn lọc, salicylate, octreotide, rượu, steroid đồng hóa làm tăng tác dụng hạ đường huyết.
  • Thuốc Corticosteroid, thuốc uống ngừa thai, Thiazide, Danazol, Hormon tuyến giáp, chất giống giao cảm làm giảm tác dụng hạ đường huyết.
  • Không dùng chung Repaglinid với thuốc Gemfibrozil và Conivaptan.
  • Khi kết hợp Repaglinid cùng với các thuốc hạ đường huyết có thể làm tăng tác dụng và mức độ của các thuốc hạ đường huyết.
  • Tác dụng của Repaglinide có thể tăng khi dùng chung với các thuốc chống nấm (dẫn chất của azol, dùng toàn thân), Cyclosporin , Conivaptan hoặc các thuốc ức chế CYP3A4, CYP2C8 ở mức độ trung bình, Deferasirox, Dasatinib, Gemfibrozil, Eltrombopag, kháng sinh nhóm macrolid, các dược liệu có tác dụng hạ đường huyết, Pegvisomant, Trimethoprim.
  • Tác dụng của thuốc Repaglinide có thể giảm khi dùng với các thuốc Corticoid (dạng uống, toàn thân, khí dung) hoặc các thuốc gây cảm ứng CYP 2C8, dược liệu gây cảm ứng CYP3A4, CYP 3A4, Deferasirox, các thuốc Luteinizing hormone-releasing hormone analog, dẫn chất của Rifampicin, thuốc lợi tiểu Thiazid, Somatropin, Tocilizumab.
  • Tương tác với rượu, chế độ ăn uống dinh dưỡng và các dược liệu: Không dùng Repaglinide khi uống rượu, vì sẽ tăng nguy cơ hạ đường huyết. Thức ăn có thể làm giảm tác dụng hạ đường huyết của Repaglinide. Cần tránh dùng Repaglinide khi ăn cùng với linh thảo, mướp đắng, lô hội, hồ lô ba, nham lê, ngưu bàng, cần tây, tỏi, nhân sâm, lá han, cây thục quỳ,... bởi vì có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.

5. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Repaglinid

Trong quá trình sử dụng thuốc Repaglinid, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Hạ đường huyết, tăng huyết áp
  • Rối loạn thị lực thoáng qua
  • Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, táo bón, khó tiêu
  • Tăng men gan nhẹ thoáng qua, rối loạn chức năng gan, viêm gan cấp
  • Ngứa, ban đỏ, mề đay.
  • Đau đầu
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Thiếu máu cục bộ, đau ngực, thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu và tiểu cầu
  • Viêm đường tiết niệu
  • Đau lưng, đau khớp
  • Viêm xoang, viêm phế quản
  • Dị ứng
  • Sốc phản vệ
  • Viêm tụy cấp
  • Hội chứng Stevens-Johnson

6. Chú ý đề phòng thuốc Repaglinid

Người bệnh hãy tuân thủ chế độ tập luyện và chế độ ăn kiêng, dùng liều lượng thuốc, theo dõi thường xuyên đường huyết, tránh hạ đường huyết, nhất là khi lái đang lái xe và làm việc.

Thận trọng khi dùng Repaglinide cho những người bệnh bị suy gan, suy thận nặng, người bị suy dinh dưỡng, người cao tuổi, người bệnh bị rối loạn chức năng tuyến thượng thận hoặc tuyến giáp có thể tăng tính nhạy cảm với hạ đường huyết.

  • Trong trường hợp dùng thuốc với người bệnh bị suy thận, không cần chỉnh liều dùng khởi đầu nhưng phải thận trọng khi tăng liều dùng lên.
  • Trong trường hợp dùng thuốc với người bệnh bị suy gan, cũng không cần điều chỉnh liều dùng khởi đầu. Tuy nhiên, khoảng thời gian chờ để tăng liều phải dài hơn tối tiểu là 1 tuần.
  • Cần theo dõi chặt chẽ người cao tuổi khi bắt đầu điều trị với Repaglinid, vì đối tượng này rất nhạy cảm với tình trạng hạ đường huyết.
  • Khi cần có thể ngừng trị liệu bằng thuốc Repaglinide đối với người bệnh bị nhiễm khuẩn, sốt cao, chấn thương, phẫu thuật và cần tạm thời thay thế điều trị bằng insulin.
  • Cần thận trọng khi sử dụng liều dùng phù hợp với mỗi đối tượng để tránh xảy ra hiện tượng tụt đường huyết điều trị bằng Repaglinide.
  • Tác dụng phụ của Repaglinid có thể gây tụt đường huyết, vì thế cần phải hết sức cẩn trọng khi dùng cho người lái xe và vận hành máy móc.
  • Chưa có đủ dữ liệu về độ an toàn khi dùng Repaglinide cho phụ nữ mang thai. Vì nguy cơ bẩm sinh ở thai nhi có thể gây ra bởi bất kỳ sự bất thường đường huyết nào trong quá trình mang thai. Vì vậy, việc sử dụng insulin vẫn được khuyên dùng trong suốt quá trình mang thai để kiểm soát lượng đường huyết. Nếu phụ nữ đang dùng Repaglinide có thai phải ngừng thuốc ngay và thay bằng insulin.
  • Chưa có thông tin đầy đủ cho thấy, Repaglinide có trong sữa của chuột mẹ khi uống thuốc. Do đó, cần tránh dùng thuốc Repaglinide cho phụ nữ cho con bú. Nếu cần thiết phải dùng thuốc, phải ngừng cho con bú.

Thuốc Repaglinid thuộc nhóm thuốc hormon, nội tiết tố với thành phần chính là hoạt chất Repaglinide hàm lượng 1mg. Thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh tiểu đường type 2. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan