Các thuốc làm bệnh trầm cảm thêm nghiêm trọng

Bạn đang cảm thấy chán nản, có những dấu hiệu của trầm cảm? Một trong những loại thuốc bạn đang dùng có thể là nguyên nhân. Nếu bạn nghi ngờ rằng các triệu chứng bệnh trầm cảm nặng có liên quan đến một loại thuốc theo toa bạn đang dùng, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức. Theo đó, việc tìm hiểu về những loại thuốc làm bệnh trầm cảm thêm nghiêm trọng hơn là vô cùng cần thiết.

1. Thuốc của bạn có gây ra trầm cảm không?

Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên JAMA cho thấy hơn một phần ba người trưởng thành ở Hoa Kỳ hiện đang dùng thuốc theo toa có khả năng gây trầm cảm hoặc tăng nguy cơ tự tử. Bệnh trầm cảm được cho là rất phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh nội khoa, nên thường khó xác định chắc chắn liệu những loại thuốc này có phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng trầm cảm hay không. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận thức được những mối liên quan có thể có.

Nguy cơ phát triển trầm cảm do tác dụng phụ của thuốc cao nhất ở những người có tiền sử rối loạn trầm cảm nặng, các đợt trầm cảm trước đó, tiền sử gia đình bị trầm cảm hoặc các đợt trầm cảm do thuốc trước đó.

Các triệu chứng của trầm cảm do thuốc cũng giống như bất kỳ loại trầm cảm nào: cảm thấy tuyệt vọng, cáu kỉnh, lo âu, hoặc tức giận; mất hứng thú với công việc, gia đình hoặc các hoạt động thú vị đã từng làm, bao gồm cả tình dục; mất tập trung; khó ngủ; đau nhức, nhức đầu, chuột rút hoặc các vấn đề về tiêu hóa; khó theo kịp trách nhiệm của công việc, gia đình hoặc các hoạt động quan trọng khác; hoặc tăng hoặc giảm cảm giác thèm ăn hoặc cân nặng.

2. Các loại thuốc có thể gây trầm cảm

Mặc dù, không phải là một danh sách đầy đủ, nhưng sau đây là 10 loại thuốc phổ biến có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm. Bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thông tin về chế độ dùng thuốc cụ thể của riêng bạn.

  • Nhóm thuốc chẹn Beta: Thuốc chẹn beta thường được kê đơn trong điều trị huyết áp cao, mặc dù chúng cũng có thể được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu, đau thắt ngực, nhịp tim không đều và run. Chúng cũng có thể được dùng dưới dạng thuốc nhỏ mắt trong điều trị bệnh tăng nhãn áp. Ví dụ về loại thuốc này bao gồm metoprolol và propranolol. Có một số cuộc tranh luận về mức độ mà các loại thuốc này có thể gây ra trầm cảm, nhưng chúng thường liên quan đến các triệu chứng trầm cảm như các vấn đề tình dục và mệt mỏi.
  • Corticosteroids: Những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các tình trạng viêm, chẳng hạn như lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút,... Corticosteroid có thể gây ra nhiều triệu chứng tâm thần. Người ta cho rằng corticosteroid ảnh hưởng đến serotonin, một chất hóa học được sản xuất bởi não được cho là có liên quan đến việc điều chỉnh tâm trạng. Ví dụ về loại thuốc này bao gồm cortisone, prednisone, methylprednisolone và triamcinolone.
Corticosteroids có thể khiến tình trạng bệnh trầm cảm nặng hơn
Corticosteroids có thể khiến tình trạng bệnh trầm cảm nặng hơn
  • Benzodiazepines: Những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị chứng lo âu và mất ngủ. Trong một số trường hợp nhất định, những loại thuốc này có thể dẫn đến các triệu chứng trầm cảm. Các ví dụ phổ biến về thuốc benzodiazepin bao gồm alprazolam, temazepam, diazepam.
  • Thuốc điều trị Parkinson: Thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson ảnh hưởng đến một chất trong não gọi là dopamine. Sự bất thường trong chất dẫn truyền thần kinh này được cho là có liên quan đến chứng trầm cảm. Các nhà khoa học tin rằng khi những loại thuốc này làm cho dopamine tăng cao trong thời gian dài, nó cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của một số bệnh nhân. Thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson là levodopa. Các loại thuốc thông thường khác có thể được sử dụng bao gồm Atamet và Sinemet (carbidopa / levodopa); và Sinemet (carbidopa); Mirapex (pramipexole); và Requip (ropinirole).
  • Thuốc ảnh hưởng đến nội tiết tố: Những loại thuốc này bao gồm các hình thức kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố cũng như liệu pháp thay thế estrogen cho các triệu chứng mãn kinh. Sự thay đổi nồng độ hormone ở phụ nữ thường liên quan đến các triệu chứng trầm cảm, mặc dù vẫn chưa hoàn toàn hiểu được sự tương tác này xảy ra như thế nào. Nghiên cứu cho thấy biện pháp ngừa thai chỉ dùng progestin không có khả năng gây ra các triệu chứng trầm cảm.

  • Thuốc kích thích: Thuốc kích thích có thể được kê đơn để điều trị chứng buồn ngủ ban ngày liên quan đến các tình trạng như chứng ngủ rũ và chúng cũng có thể được sử dụng để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Ritalin (methylphenidate) và Provigil (modafinil) là một số ví dụ về loại thuốc này. Mặc dù chúng đã được sử dụng để tăng cường cho thuốc chống trầm cảm, nhưng cũng có mối liên hệ làm tâm trạng xấu đi khi sử dụng chúng ở một số bệnh nhân.
  • Thuốc chống co giật: Những loại thuốc này được sử dụng trong điều trị co giật, mặc dù chúng cũng có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng khác, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực và đau thần kinh. Một số ví dụ về các loại thuốc này có liên quan đến tăng nguy cơ trầm cảm bao gồm Tegretol (carbamazepine), Topamax (topiramate) và Neurontin (gabapentin), và Barbituate và Sabril (vigabatrin).
  • Chất ức chế bơm proton (PPI) và thuốc chẹn thụ thể H2: Những loại thuốc này thường được kê đơn nhất để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và đôi khi có liên quan đến chứng trầm cảm vì những lý do không rõ ràng.
  • Statin và các loại thuốc giảm cholesterol khác: Trong khi statin là loại thuốc được kê đơn phổ biến nhất để giảm cholesterol, các loại thuốc khác, chẳng hạn như fibrat, colesevelam, ezetimibe và axit nicotinic cũng có thể được sử dụng cho mục đích này. Đã có một số báo cáo liên kết các loại thuốc này với bệnh trầm cảm. Người ta cho rằng những loại thuốc này có thể gây trầm cảm bằng cách làm giảm mức cholesterol trong não, nơi nó phục vụ nhiều chức năng quan trọng.
  • Thuốc kháng cholinergic: Thuốc kháng cholinergic ảnh hưởng đến nhiều chức năng trong cơ thể, bao gồm làm chậm hoạt động của ruột. Chúng thường được sử dụng trong điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) với các loại thuốc như Bentyl (dicyclomine). Tuy nhiên, vì chúng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, nên một số liên quan đến các triệu chứng trầm cảm.

Một số loại thuốc khác cũng có thể liên quan đến tác dụng phụ gây trầm cảm như kháng sinh, thuốc trị mụn, thuốc giảm đau, thuốc dị ứng, thuốc tuyến giáp.

Tránh tình trạng bệnh trầm cảm nặng, người bệnh nên dùng thuốc theo đơn bác sĩ
Tránh tình trạng bệnh trầm cảm nặng, người bệnh nên dùng thuốc theo đơn bác sĩ

3. Bạn nên làm gì nếu nghi ngờ thuốc đang dùng gây trầm cảm?

Nếu bạn nghi ngờ rằng loại thuốc bạn đang dùng có thể gây ra trầm cảm, đừng ngại thông báo các triệu chứng với bác sĩ điều trị. Nếu bạn vừa mới bắt đầu dùng thuốc mới, hãy chủ động theo dõi các triệu chứng xuất hiện. Viết nhật ký và ghi lại ngày, giờ và loại triệu chứng mới mà bạn gặp phải, chẳng hạn như thay đổi tâm trạng hoặc mất ngủ. Với hầu hết các loại thuốc, sự khởi phát của các triệu chứng trầm cảm thường xảy ra trong những tuần hoặc tháng đầu tiên bắt đầu hoặc thậm chí sau khi ngừng sử dụng thuốc.

Báo cáo các triệu chứng mới ngay lập tức với bác sĩ hoặc nhân viên y tế, họ sẽ giúp bạn tìm ra sự thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc mới để tránh các tác dụng phụ.

Để tránh tình trạng sử dụng thuốc làm bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng, bạn cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan