Các thuốc điều trị chóng mặt

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Phương - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bác sĩ sẽ kê đơn dựa trên từng nguyên nhân cụ thể và tình trạng chóng mặt ở người bệnh. Trong cơn chóng mặt, bệnh nhân còn có thể có các triệu chứng khác như ù tai, cảm giác đầy trong tai, buồn nôn hoặc nôn, vã mồ hôi, trống ngực, cảm giác lo lắng hoảng hốt...

1. Chóng mặt là gì?

Chóng mặt là cảm giác (ảo giác) mọi vật hoặc môi trường xung quanh mình chuyển động/quay tròn. Chóng mặt là một triệu chứng, thường gặp trong một số bệnh, ví dụ bệnh lý của tai trong, bệnh lý não, hoặc bệnh lý của hệ thần kinh cảm giác.

Trong cơn chóng mặt, bệnh nhân còn có thể có các triệu chứng khác như ù tai, cảm giác đầy trong tai, buồn nôn hoặc nôn, vã mồ hôi, trống ngực, cảm giác lo lắng hoảng hốt...

Chóng mặt liên tục
Bệnh nhân bị chóng mặt kèm theo cảm giác đầy trong tai

2. Các dạng chóng mặt

Có hai dạng chóng mặt: Chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương.

  • Chóng mặt ngoại biên chiếm khoảng 80 % các trường hợp. Nguyên nhân thường liên quan tới các rối loạn/ bất thường ở tai trong.
  • Chóng mặt trung ương chiếm 20 % và thường liên quan tới bệnh lý tổn thương thân não, hoặc tiểu não.

3. Nguyên nhân gây chóng mặt

Ngoài ra, chóng mặt còn có thể đi kèm một số bệnh lý khác như: Đau đầu Migraine, thất điều, tụt huyết áp, giang mai thần kinh ...

Tụt huyết áp
Chóng mặt thường đi kèm triệu chứng tụt huyết áp

4. Điều trị chóng mặt

Bác sĩ sẽ kê đơn dựa trên từng nguyên nhân cụ thể và tình trạng bệnh. Thuốc kháng sinh hoặc kháng virus được chỉ định với các trường hợp viêm tai giữa/ tai trong do vi khuẩn hoặc virus Herpes.

Các thuốc điều trị triệu chứng:

  • Thuốc kháng Histamin: Các thuốc thuộc nhóm này ức chế Histamin là một chất dẫn truyền trong não. Một số thuốc thường được sử dụng như Meclizine hydrochloride (Antivert), Diphenhydramin Hydroclorid, Promethazine (Phenergan), Cinarizin, Betahistine ( Betaserc )
  • Thuốc kháng cholinergic: Dimenhydrinate (Dramamine) và Amitriptyline (Elavil) là các thuốc vừa có tác dụng kháng cholinergic, vừa có tác dụng kháng histamin.
  • Thuốc chống nôn: metoclopramide, meclizine , prometazine.
  • Thuốc an thần: seduxen , diazepam, Lorazepam (Ativan).
Thuốc
Bác sĩ kê đơn thuốc điều trị chóng mặt dựa trên tình trạng bệnh

  • Thuốc chẹn Ca: Flunarizine, cinarizin , verapamil .
  • Thuốc lợi tiểu: Acetazolamide có thể được cân nhắc điều trị trong bệnh Meniere.
  • Thuốc Corticoid: Được sử dụng trong viêm dây thần kinh số VIII và bệnh Meniere.
  • Acetyl-leucine: tên biệt dược là Tanganil, có tác dụng điều trị cơn chóng mặt cấp, tuy nhiên cơ chế tác dụng chưa rõ ràng.
  • Ginko Giloba và Piracetam: Là 2 thuốc có hiệu quả trong điều trị cả chóng mặt ngoại biên và trung ương. Giloba có tác dụng tăng cường tưới máu não và hệ tiền đình ngoại biên, trong khi Piracetam tác động lên nhân tiền đình và nhân vận nhãn ở thân não.

Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật được chỉ định với các trường hợp u dây thần kinh số VIII, u não, u góc cầu tiểu não hoặc cơn chóng mặt kịch phát lành tính không đáp ứng với thuốc nội khoa...

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

100.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan