Các tác dụng phụ của thuốc ngủ

Thuốc ngủ hay thuốc an thần gây ngủ được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn lo âu, mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Tuy nhiên, ngoài tác dụng điều trị thuốc ngủ có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, việc tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc ngủ là không thể thiếu.

1. Các tác dụng phụ của thuốc ngủ

Khi điều trị mất ngủ, rối loạn lo âu bằng thuốc, bạn có thể gặp một số các tác dụng phụ của thuốc ngủ. Chúng bao gồm cả những tác dụng phụ thường gặp, tác dụng phụ phức tạp hơn (như Parasomnias) và các phản ứng dị ứng, thậm chí sốc phản vệ hoặc bị phụ thuộc vào thuốc ngủ.

1.1 Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc ngủ

Các tác dụng phụ của các thuốc ngủ thường gặp có thể bao gồm: ngứa ran ở lòng bàn tay, cánh tay, bàn chân, cẳng chân, khó giữ thăng bằng, chóng mặt, buồn ngủ vào ban ngày, khô miệng. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy thay đổi cảm giác ăn uống như thèm ăn hoặc chán ăn, ợ nóng, ợ hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, đau dạ dày, đau đầu, suy nhược, tinh thần chậm chạp vào ngày hôm sau, có những giấc mơ bất thường, ...

Đặc biệt, thuốc ngủ có thể cản trở việc thở bình thường và có thể gây nguy hiểm ở những người mắc một số vấn đề về phổi mãn tính như hen suyễn, khí phế thũng hoặc các dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Thuốc ngủ có thể gây nguy hiểm với bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

1.2 Parasomnias là một tác dụng phụ phức tạp của thuốc ngủ

Một số loại thuốc ngủ có tác dụng phụ phức tạp hơn, có thể gây ra những rối loạn xảy ra trong giấc ngủ gọi là Parasomnias. Mặc dù hiếm gặp, nhưng Parasomnias vô cùng nguy hiểm vì khi tỉnh dậy người bệnh không thể nhớ được chuyện đã xảy ra nên rất khó phát hiện. Cụ thể hơn, Parasomnias là những hiện tượng bất thường xảy ra bất chợt trong khi ngủ, là những cử động, hành vi không thể kiểm soát như mộng du và có thể bao gồm ăn uống, gọi điện thoại hoặc quan hệ tình dục trong trạng thái ngủ. Trong đó, việc lái xe trong khi tình trạng không hoàn toàn tỉnh táo là một tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc ngủ ảnh hưởng tới sự an toàn và tính mạng của người bệnh.

Trong quá trình điều trị, việc nhận biết được các tác dụng phụ của thuốc ngủ là rất quan trọng. Nếu nhận thấy người bệnh có những biểu hiện liên quan tới Parasomnias, hãy trao đổi với bác sĩ ngay để có hướng điều trị hợp lý.

1.3 Dị ứng có thể là một tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc ngủ

Dị ứng là một trong những tác dụng phụ của thuốc ngủ có thể xảy ra. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại thuốc ngủ nào, hãy nói chuyện với bác sĩ để được lựa chọn loại thuốc phù hợp. Dưới đây là những dấu hiệu đầu tiên của việc dị ứng với thuốc ngủ:

  • Gặp vấn đề về tầm nhìn như mờ mắt
  • Đau ngực, khó thở hoặc khó nuốt
  • Tim đập mạnh
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Khản tiếng, hụt hơi
  • Ngứa, phát ban
  • Sưng mắt, mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng

Ngoài ra, một phản ứng dị ứng cấp tính rất nghiêm trọng của thuốc ngủ có thể gây tử vong đó là sốc phản vệ. Một tác dụng phụ khác của thuốc ngủ là phản ứng dị ứng dẫn tới phù mạch và làm sưng mặt nghiêm trọng. Nếu gặp phải phản ứng dị ứng nghiêm trọng, hãy đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Khó thở
Khi sử dụng thuốc ngủ xuất hiện tình trạng đau ngực, khó thở có thể là dấu hiệu do dị ứng với thuốc

1.4 Bạn có thể trở nên phụ thuộc vào thuốc ngủ như thế nào?

Đối với chứng mất ngủ ngắn hạn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngủ trong vài tuần. Tuy nhiên, sau khi sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài hơn, một số loại thuốc ngủ như benzodiazepine như zolpidem hoặc eszopiclone có thể trở nên kém hiệu quả do cơ thể không còn dung nạp được thuốc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phụ thuộc vào thuốc về mặt tâm lý, nghĩa là việc đi ngủ mà không uống thuốc ngủ sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng, khó ngủ. Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài có thể gây cản trở giấc ngủ sau này. Vì thế, cách tốt nhất để tránh phát triển sự phụ thuộc vào thuốc ngủ là làm theo hướng dẫn của bác sĩ và ngừng dùng thuốc khi được khuyến cáo.

XEM THÊM: Mất ngủ và phương pháp điều trị

2. Cần lưu ý gì để sử dụng thuốc ngủ an toàn?

Do các dụng phụ nêu trên, bạn nên lưu ý những vấn đề dưới đây để điều trị rối loạn lo âu, mất ngủ đạt hiệu quả và an toàn.

2.1 Kết hợp thuốc ngủ và rượu, nước ép bưởi có thể gây nguy hiểm

Thực tế, trộn rượu và thuốc ngủ có thể làm tăng tác dụng an thần. Tuy nhiên, sự kết hợp này có thể gây ra hiện tượng ngừng thở và dẫn tới tử vong. Do đó, bạn không nên sử dụng rượu trong khi dùng thuốc ngủ để tránh tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngoài ra, bạn không nên ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi khi đang uống một số loại thuốc ngủ. Lý do là vì bưởi làm tăng hấp thụ thuốc ngủ vào máu, từ đó làm tăng lượng thuốc ngủ lưu lại trong cơ thể và có thể gây ra tình trạng quá liều.

Ăn nhiều bưởi trắng sẽ làm giảm tỷ lệ mắc ung thư phổi
Khi đang uống một số loại thuốc ngủ không nên ăn bưởi

2.2 Có những biện pháp nào để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc ngủ?

Ngoài việc tránh sử dụng rượu, nước ép bưởi cùng thuốc ngủ, để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc ngủ, bạn nên uống thuốc ngủ ngay trước giờ đi ngủ, nhờ người thân theo dõi để phát hiện tình trạng Parasomnias nếu có, ngừng thuốc nếu được bác sĩ khuyến cáo. Hãy đọc hướng dẫn của bác sĩ trên đơn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc để nắm rõ thông tin về thuốc ngủ bạn đang sử dụng.

Việc nhận thức được những tác dụng phụ của thuốc ngủ kể trên rất quan trọng để được can thiệp xử trí kịp thời. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc ngủ trong một thời gian dài không phải là biện pháp hữu ích. Vì thế, nếu bạn có triệu chứng mất ngủ, rối loạn lo âu có thể đến trung tâm y tế, bệnh viện chuyên khoa uy tín để thăm khám và tìm ra nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp, tránh lạm dụng thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

75.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan