Ăn bưởi và uống thuốc: Một số lưu ý cần thận trọng

Bưởi và nước ép bưởi rất tốt cho sức khỏe, vì cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phát triển. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang uống thuốc để điều trị một số bệnh lý thì không nên ăn bưởi, bởi những thành phần trong bưởi có thể gây ra một số tương tác thuốc không mong muốn.

1. Thành phần quả bưởi

Bưởi cũng như nước ép bưởi, cung cấp nhiều chất quan trọng cho cơ thể như vitamin C, Kali, chất xơ và rất nhiều chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, khi ăn bưởiuống thuốc cùng thời điểm, có thể bưởi sẽ gây tác dụng với rất nhiều loại thuốc và dẫn đến những nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh vì những thành phần trong quả bưởi.

Đầu tiên phải kể đến đó là chất Furanocoumarin có trong bưởi cũng như các loại trái cây cùng họ khác như cam chua. Chất này có thể gây tương tác với những loại thuốc được đưa vào cơ thể và để lại những hậu quả nghiêm trọng lên sức khỏe người bệnh. Chất Furanocoumarin được chuyển hóa bởi men CYP3A4 có trong ruột non thành những chất trung gian phản ứng liên kết với những vị trí hoạt động nhất định của men này, vì vậy khiến men bị bất hoạt không thể đảo ngược được, từ đó men CYP3A4 không thể hoạt động phân hủy thuốc trong cơ thể khiến lượng thuốc trong máu tăng lên cao gây ra nhiều tác dụng phụ hơn. Men này chỉ hoạt động trở lại một khi được giải bất hoạt và lúc này thuốc mới được chuyển hóa bình thường trong cơ thể. Loại chất hóa học này có sẵn trong thành phần quả bưởi cũng như những loại trái cây khác nên nếu ăn bưởi với số lượng khoảng 1 trái hoặc uống 200ml nước bưởi đã có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu ở toàn cơ thể, gây ra những triệu chứng lâm sàng và những tác dụng không mong muốn.


Bưởi cũng như nước ép bưởi, cung cấp nhiều chất quan trọng cho cơ thể như vitamin C, Kali, chất xơ và rất nhiều chất dinh dưỡng khác
Bưởi cũng như nước ép bưởi, cung cấp nhiều chất quan trọng cho cơ thể như vitamin C, Kali, chất xơ và rất nhiều chất dinh dưỡng khác

2. Ăn bưởi và uống thuốc

Vì có những tương tác thuốc diễn ra khi ăn bưởiuống thuốc nên nếu bệnh nhân đang điều trị với bất cứ loại thuốc này, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ về vấn đề liệu loại thuốc đang sử dụng có tương tác với bưởi hay những loại quả khác như cam hoặc quýt hay không?

Người bệnh nên chủ động loại bỏ những sản phẩm từ bưởi khỏi chế độ ăn uống mỗi ngày của mình chứ không chỉ ăn bưởi cách xa thời điểm uống thuốc, vì vẫn không thể ngăn được sự tương tác thuốc diễn ra trong trường hợp này. Một phương pháp khác đó là bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về việc đổi sang uống một loại thuốc khác có hiệu quả điều trị tương đương và không gây ra những phản ứng khi ăn bưởi trong thời gian uống thuốc.

Những vấn đề xảy ra do các chất hóa học có trong bưởi đã đề cập ở trên có thể khiến sự chuyển hóa thuốc gặp nhiều bất thường, thuốc có thể tồn tại trong cơ thể quá lâu hoặc chuyển hóa quá nhanh khiến cho những thành phần trong thuốc không đủ thời gian để phát huy tác dụng chữa bệnh.

Một số loại thuốc kê đơn thường có tương tác khi dùng với bưởi đó là:


Thuốc kháng sinh thường có tương tác khi dùng với bưởi
Thuốc kháng sinh thường có tương tác khi dùng với bưởi

Mặc dù ăn bưởi rất tốt cho sức khỏe vì bổ sung nhiều vitamin C và Kali cũng như những khoáng chất và vitamin khác cho cơ thể nhưng bên cạnh những chất dinh dưỡng tốt thì thành phần quả bưởi cũng chứa những chất hóa học làm ảnh hưởng đến sự chuyển hóa thuốc trong cơ thể, do vậy các chuyên gia đã khuyến cáo rằng không nên ăn bưởiuống thuốc cùng nhau để giảm thiểu những rủi ro sức khỏe nguy hiểm.

Tốt nhất trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc gì, dù là kê đơn hay không kê đơn, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia để việc dùng thuốc trở nên hiệu quả và an toàn cho sức khỏe bản thân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: health.harvard.edu - mayoclinic.org - ncbi.nlm.nih.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe