Hiệu quả và các chỉ định cho phương pháp hoạt động hóa noãn nhân tạo chủ động và thụ động

Tác giả: Lê Thị Phương Lan, Nguyễn Thị Cẩm Vân, Nguyễn Thị Như Trang, Trần Huệ Trân (Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec Times City), Trương Văn Hạnh, Nguyễn Vũ Hà, Trần Kim Liên, Vũ Thị Liên .

Tổng quan: Hiện nay, mặc dù có sự xuất hiện của kỹ thuật ICSI nhưng tỷ lệ thất bại thụ tinh hoàn toàn của các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm vẫn còn khoảng 1 - 5%. Việc kết hợp giữa kỹ thuật ICSIhoạt hóa noãn nhân tạo (AOA) có thể coi là phương pháp cứu cánh. Tuy nhiên, việc chỉ định AOA là rất khác nhau giữa các nghiên cứu khác nhau. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của các phương pháp hoạt hóa noãn nhân tạo chủ động và thụ động.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 945 noãn của 119 cặp vợ chồng đến làm thụ tinh ống nghiệm tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec Times City. Phương pháp AOA chủ động được áp dụng cho những bệnh nhân có tiền sử thụ tinh thấp hoặc chất lượng tinh trùng yếu. AOA thụ động được áp dụng cho những trường hợp có kết quả thụ tinh của ngày D1 <50% hoặc noãn trưởng thành trong phòng thí nghiệm.

Kết quả: Ở nhóm AOA chủ động, tỷ lệ thụ tinh tăng một cách rõ rệt ở nhóm có tiền sử thụ tinh kém (p<0,05). Ở nhóm AOA thụ động, tỷ lệ thụ tinh được cải thiện từ <50% lên 76,5% ở nhóm có kết quả thụ tinh thấp ở D1. Và ở nhóm noãn nuôi trưởng thành trong phòng thí nghiệm, tỷ lệ thụ tinh ở nhóm có AOA và nhóm chứng là 67,61% so với 50% (p<0,05).

Kết luận: Phương pháp AOA có thể được áp dụng một cách chủ động ở ngày D0 với những trường hợp có tiền sử thụ tinh thấp, hay tinh trùng yếu; mà còn có thể áp dụng được ở ngày D1 cho những trường hợp noãn nuôi trưởng thành trong phòng thí nghiệm. Tính an toàn sinh học của AOA vẫn chưa được khẳng định, vậy nên việc chỉ định lâm sàng của AOA nên được cân nhắc cẩn thận trên từng bệnh nhân cụ thể.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan