Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa cấp tính là bệnh nhiễm trùng khởi phát đột ngột và gây đau tai. Bệnh xảy ra khi vùng phía sau màng nhĩ được gọi là tai giữa, bị viêm và nhiễm trùng. Bệnh kéo dài sẽ chuyển thành viêm tai giữa có mủ gây chảy mủ và mất thính lực nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách
Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em: trẻ em là đối tượng hay gặp nhất đặc biệt trong nhiễm khuẩn hô hấp trên nhất là trong các trường hợp ho gà, sởi, cúm. Bệnh cần điều trị sớm điều trị nếu không sẽ gặp biến chứng đáng tiếc.
Viêm tai giữa cấp tính ở người lớn: Viêm tai giữa ở thường xuất hiện ở trẻ nhỏ nhưng người lớn vẫn có thể mắc phải. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây cảm giác khó chịu lên người bệnh. Người bệnh cần đi khám bác sĩ khi có các biểu hiện để điều trị sớm.
Viêm tai giữa cấp tính có mủ: Bệnh viêm tai giữa cấp tính có mủ có nguyên nhân xuất hiện sau các bệnh cúm, sởi, viêm xoang, u vòng họng, viêm nhiễm cấp tính ở họng hay do chấn thương làm thủng màng nhĩ. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ diễn biến nặng như điếc, ảnh hưởng đến mũi, họng rất khó điều trị và cần điều trị lâu dài.
Nguyên nhân bệnh Viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa cấp tính có nhiều nguyên nhân gây ra như:
Do bất thường về giải phẫu dẫn đến việc ứ dịch ở tai giữa là xung huyết và gây nhiễm trùng.
Nguyên nhân do vi khuẩn hoặc virut xâm nhập gây nên nhiễm trùng tại tai giữa do không vệ sinh các vật dụng sử dụng sạch sẽ, nhiễm các loại vi khuẩn sau đó xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Bệnh viêm tai giữa cấp tính còn liên quan đến các bệnh như sởi, ho gà, cúm, bệnh đường hô hấp trên.
Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến việc người bệnh bị các bệnh dị ứng, bệnh cảm lạnh, hút thuốc và các bệnh nhiễm trùng khác.
Triệu chứng bệnh Viêm tai giữa cấp tính
Các triệu chứng viêm tai giữa cấp tính xuất hiện khi mắc bệnh viêm tai giữa:
-
Trẻ em: trẻ em thường hay khóc, mất ngủ, sốt, bứt rứt, khó chịu ở tai, có dịch chảy mủ ở tai, mất cân bằng và mất thính lực, rối loạn tiêu hóa. Trẻ thường kêu đau, dụi tai, quấy khóc và bỏ ăn.
-
Người lớn: Khi mắc bệnh biểu hiện thường gặp là sốt, cơ thể mệt mỏi, mất nước. Thường xuyên xuất hiện đau đầu, mất ngủ, chảy dịch lỗ tai, giảm thính lực, ù tai
Khi có các biểu hiện, người bệnh cần đi gặp bác sĩ để khám và điều trị. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến điếc, hòng tai, khó khăn cho việc điều trị.
Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm tai giữa cấp tính
Bệnh viêm tai giữa cấp tính xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn nhưng thường xuất hiện ở trẻ em hơn đặc biệt ở trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi. Nguy cơ mắc bệnh cao khi trẻ em sử các vật dụng không được vệ sinh sạch sẽ, uống khi nằm, tiếp xúc với không khí ô nhiễm, không khí lạnh hoặc sau khi mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Người bệnh cần đến khám bệnh ngay khi có những triệu chứng để điều trị tích cực, tránh không để diễn biến bệnh nặng sẽ điều trị khó khăn và khó phục hồi.
Phòng ngừa bệnh Viêm tai giữa cấp tính
Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ các vật dụng xung quanh, giữ ấm cơ thể, tiêm phòng các bệnh hay mắc ở trẻ giúp phòng ngừa bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng cần đến khám tại cơ sở y tế khi có biện pháp điều trị phù hợp, không để bệnh diễn biến nặng sẽ điều trị khó khăn và khó phục hồi.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm tai giữa cấp tính
Khi người bệnh đến khám chuyên khoa, bác sĩ sẽ kết hợp giữa biểu hiện lâm sàng của người bệnh và hỏi bệnh để có định hướng xác định bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa như:
Soi tai kiểm tra tình trạng tai giữa có xuất hiện dịch, xung huyết, mủ hay thủng màng nhĩ hay không.
Đo màng nhĩ, kiểm tra thính giác để kiểm tra người bệnh có bị mất thính lực hay không.
Các biện pháp điều trị bệnh Viêm tai giữa cấp tính
Việc phát hiện và điều trị viêm tai giữa cấp tính rất quan trọng, cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt nhiên không để bệnh lậu, bệnh diễn biến xấu sẽ điều trị khó khăn. Các biện pháp điều trị hiện nay thường sử dụng như:
- Dùng thuốc chuyên khoa theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh khi chưa được bác sĩ đồng ý sẽ gây tác dụng phụ ảnh hưởng sau này. Việc dùng thuốc cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và các bệnh liên quan như viêm họng cúm, viêm xoang, viêm mũi.
- Phẫu thuật trong trường hợp không đáp ứng điều trị hoặc người bệnh bị bệnh tái đi tái lại.
- Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ các vật dụng sử dụng xung quanh, giữ ấm khi tiếp xúc lạnh để phòng bệnh.
Xem thêm:
- Trẻ mắc viêm tai giữa uống kháng sinh mấy tháng không khỏi dùng kháng sinh đồ có hiệu quả?
- Trẻ sơ sinh nôn trớ ra đường mũi và tai nên vệ sinh thế nào?
- Trẻ sưng viêm tai tái phát liên tục cần điều trị thế nào?
- Trẻ gần 3 tuổi bị viêm tai kéo dài đã chích màng nhĩ nhưng vẫn chảy mủ có sao không?
- Tai trẻ có mùi tanh, ra dịch vàng là biểu hiện của bệnh gì?
- Cách điều trị hiệu quả viêm tai giữa thủng nhĩ và viêm tai xương chũm?
- Chảy dịch tai khi đang điều trị viêm ống tai ngoài có sao không?
- Viêm tai giữa điều trị tại nhà được không?
- Công dụng thuốc Dicortineff
- Công dụng thuốc Optamedic