Vắc-xin viêm gan A có thể được tiêm đồng thời với các vắc-xin khác không?

Vắc-xin viêm gan A được khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người trưởng thành để phòng ngừa bệnh viêm gan A. Tuy nhiên, đối tượng như trẻ em có rất nhiều mũi loại vắc-xin khác cũng cần phải tiêm, vậy vắc-xin viêm gan A có thể được tiêm cùng với các loại vắc-xin khác hay không?

1. Vắc-xin viêm gan A là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới có hai loại vắc-xin viêm gan A đang được sử dụng trên toàn thế giới:

  • Vắc-xin bất hoạt bằng formaldehyd: Vắc-xin viêm gan A bất hoạt được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên khắp thế giới ở dưới dạng liều đơn với liều lượng khác nhau: 0,5 ml dành cho cho trẻ em từ 1 tuổi đến 15 tuổi và liều người lớn là 1 ml.
  • Vắc-xin sống giảm độc lực: vắc-xin này được sản xuất và sử dụng chủ yếu ở Trung Quốc và một số nơi trong khu vực tư nhân ở Ấn Độ.

2. Ai nên tiêm vắc-xin viêm gan A?

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến cáo các đối tượng sau nên tiêm vắc-xin viêm gan A:

  • Trẻ trong giai đoạn từ 12 đến 23 tháng nên tiêm vắc-xin viêm gan A để phòng ngừa lây nhiễm gián tiếp do tiếp xúc với kháng thể virus viêm gan A của mẹ.
  • Người đi du lịch hoặc làm việc ở các quốc gia có tỷ lệ lưu hành bệnh bệnh viêm gan A ở mức cao hoặc trung bình, ngay cả khi đi du lịch đến các khu vực thành thị, lưu trú tại các khách sạn sang trọng và thậm chí kể cả các báo cáo cho thấy khách sạn có chế độ vệ sinh tốt thì người đi du lịch cũng cần phải cẩn thận về thực phẩm tại đây.
  • Người có quan hệ tình dục đồng giới.
  • Người sử dụng chất gây kích thích ở dạng thuốc tiêm và không tiêm như viên ngậm, nhai, hít...
  • Người làm việc tại nơi có nguy cơ nhiễm virus viêm gan A. Những người làm việc với các loài linh trưởng bị nhiễm virus viêm gan A hoặc nghiên cứu virus viêm gan A trong môi trường phòng thí nghiệm nghiên cứu nên tiêm phòng vắc-xin viêm gan A.
  • Người mắc bệnh gan mãn tính. Người mắc bệnh gan mạn tính nhưng chưa giờ bị viêm gan A nên được tiêm vắc-xin này do những đối tượng này có khả năng mắc bệnh viêm gan A cao nhất, đồng thời diễn tiến nhanh suy gan và thường dẫn đến tử vong. Những người đang chờ đợi hoặc đã được ghép gan cũng nên được tiêm phòng.
  • Người mắc bệnh rối loạn yếu tố đông máu. Người chưa bao giờ bị viêm gan A và cần phải truyền các yếu tố đông máu do mắc bệnh rối loạn yếu tố đông máu, đặc biệt là các chế phẩm được xử lý bằng dung môi thì nên tiêm vắc-xin viêm gan A.
  • Các thành viên trong gia đình có người nhiễm virus viêm gan A và người nhận con nuôi từ các quốc gia có tỷ lệ lưu hành viêm gan A cao hoặc trung bình.
  • Những người tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm virus viêm gan A mà chưa bao giờ được tiêm vắc-xin viêm gan A trước đây.
Cách đồng tính nữ quan hệ
Người quan hệ đồng giới nên tiêm phòng vắc-xin viêm gan A

3. Có được tiêm vắc-xin viêm gan A với loại vắc-xin khác không?

Theo các chuyên gia khuyến cáo các loại vắc-xin có chứa virus bất hoạt và/hoặc virus sống khác có thể được tiêm cùng lúc với vắc-xin viêm gan A, nhưng nên được tiêm tại vị trí khác nhau. Ví dụ, nếu tiêm cho trong cùng một cơ trên cánh tay thì khoảng cách giữa hai vị trí tiêm nên tối thiểu 2,6 cm.

4. Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin viêm gan A

Cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào, kể cả vắc-xin đều có một vài tác dụng phụ. Tuy nhiên, các tác dụng phụ của vắc-xin viêm gan A thường nhẹ và tự biến mất, nhưng cũng có thể xảy ra các phản ứng nghiêm trọng. Hầu hết người được tiêm vắc-xin viêm gan A đều không có vấn đề gì về tác dụng phụ, nếu có thì chỉ một số vấn đề nhỏ như:

  • Đau nhức hoặc đỏ ở vị trí tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi

Các tác dụng phụ này chúng thường bắt đầu ngay sau khi tiêm và kéo dài 1 hoặc 2 ngày.Các vấn đề khác có thể xảy ra sau vắc-xin này:

  • Một số người có thể ngất xỉu sau khi tiêm chủng, do đó, sau khi tiêm, người được tiêm nên ngồi hoặc nằm trong khoảng 15 phút để phòng tránh ngất xỉu và chấn thương do ngã. Người được tiêm nên thông báo cho nhân viên Y tế ngày nếu cảm thấy chóng mặt hoặc thay đổi thị lực hoặc ù tai.
  • Một số người bị đau vai nặng hơn và kéo dài hơn so với trước khi tiêm vắc-xin.
  • Bất kỳ loại vắc-xin nào cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tuy nhiên rất hiếm khi xảy ra, ước tính xác suất bị sốc phản vệ trong khoảng 1 trong một triệu liều mới xảy ra và nếu xảy ra thì sẽ diễn ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiêm vắc-xin.
Trung tâm vắc-xin
Trung tâm Vắc-xin tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có đầy đủ các loại vắc-xin phục vụ quý khách

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Immunize.org; who.int

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan