Ngoài 40 tuổi có cần tiêm phòng không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tiêm chủng là sử dụng vắc-xin để kích thích cơ thể sản xuất ra kháng nguyên chống lại bệnh, từ đó nâng cao hệ miễn dịch của con người trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc thực hiện chủng ngừa không chỉ hướng tới đối tượng trẻ em mà còn có thể sử dụng cho cả người lớn để giảm thiểu các rủi ro bệnh tật như biến chứng, di chứng và tử vong so với nhóm không tiêm chủng.

1. Ngoài 40 tuổi có cần tiêm phòng không?

Ở độ tuổi ngoài 40 thì cơ thể sẽ có những biến đổi làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, dễ mắc các bệnh mà người lớn tuổi có thể gặp như viêm gan B, cúm,... Do đó, việc tiêm chủng được khuyến cáo cho các đối tượng này nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Vắc-xin cho người lớn được khuyến cáo như thế nào?

Vắc-xin dùng để tiêm phòng cho người lớn sẽ có những khác biệt nhất định so với trẻ em. Một số loại vắc-xin được khuyến cáo cho người lớn gồm có:

  • Vắc-xin Haemophilus influenzae nhóm B-Hib: đặc biệt đối với bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu cần chủng ngừa 3 liều Hib cách nhau 4 tuần, bắt đầu từ 6-12 tháng sau khi phẫu thuật thành công, không liên quan đến lịch sử tiêm vắc-xin trước đó.

Vắc-xin phòng viêm gan A: Chủng ngừa 2 mũi vắc-xin viêm gan A cần thiết, nhất là với những đối tượng có nguy cơ cao như có bệnh gan mãn tính, rối loạn đông máu, quan hệ đồng tính, làm việc tại phòng thí nghiệm hoặc nghiên cứu virus viêm gan A hoặc vùng dịch tễ nguy cơ cao.

Vắc-xin Avaxim 80UI 0,5ml
Vắc-xin Avaxim phòng viêm gan A
  • Vắc-xin viêm gan B: Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B với các đối tượng bị nhiễm virus viêm gan C, bệnh gan mãn tính, nhiễm HIV, nguy cơ nhiễm do quan hệ tình dục hoặc du lịch đến những vùng dịch tễ.
  • Tiêm phòng cúm: tiêm ngừa vắc-xin cúm - 1 liều IIV, RIV hoặc LAIV mỗi năm tùy thuộc vào độ tuổi và sức khỏe. Với người bị dị ứng protein gà (trứng, thịt gà) mức độ nhẹ không chống chỉ định tiêm vaccin ngừa cúm.

Vắc-xin phòng bệnh Sởi, Quai Bị, Rubella- MMR: tiêm ngừa vắc-xin sởi, quai bị, rubella cho phụ nữ sau khi sinh con nếu chưa có miễn dịch với rubella. Chống chỉ định tiêm MMR trong thai kỳ. Chủng ngừa các cá nhân là khách du lịch quốc tế, hộ gia đình hoặc người thân những người suy giảm miễn dịch chưa có khả năng miễn dịch với bệnh sởi, quai bị, rubella.

  • Vắc-xin não mô cầu: tiêm chủng cho người lớn để tránh các bệnh gây ra do vi khuẩn màng não.
  • Vắc-xin ngừa phế cầu: Người trên 40 tuổi nếu chưa tiêm phòng bệnh phế cầu thì tiêm 1 liều. Nếu có bệnh lý suy giảm miễn dịch hoặc liên quan đến lách thì cần tiêm nhắc 1 mũi cách mũi đầu tiên ít nhất 8 tuần, và nhắc lại 1 mũi sau 5 năm.

Vắc-xin phòng thủy đậu: cho nhân viên y tế hoặc phụ nữ sau khi sinh con chưa có miễn dịch với thủy đậu.

Tiêm phòng viêm gan B
Tiêm phòng vắc-xin cho người lớn là việc làm cần thiết

Việc tiêm chủng là cần thiết đối với mọi lứa tuổi để nâng cao khả năng miễn dịch của bản thân chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên tình trạng quá tải tại các trung tâm tiêm chủng hoặc do tình trạng khan hiếm vắc-xin có thể khiến người lớn lo ngại trong công tác chủng ngừa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan