Đặc điểm virus cúm A/H1N1

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Cúm A là bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người do nhóm vi rút cúm A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất nhanh và có thể bùng phát thành ổ dịch lớn. Trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều đợt cúm do các chủng vi rút cúm A gây nên làm tử vong tới hàng trăm ngàn người.

1. Cúm A H1N1 là gì

Do cấu trúc kháng nguyên vỏ ngoài của từng loại vi rút, trên vỏ hạt của vi rút cúm A có chứa hai kháng nguyên gây nhiễm bao gồm: Hemaglutinin - chất ngưng kết hồng cầu (viết tắt là H), Neuraminidase - enzim tan nhầy (viết tắt là N). Hai kháng nguyên này có khả năng giúp vi rút cúm bám dính được vào thành tế bào để đột nhập và làm tổn thương những tế bào hô hấp.

Cúm A H1N1 (tên khoa học virus pdm09 (A)) là một loại virus cúm lây lan từ người sang người. Tên gọi H1N1 bắt nguồn từ protein kháng nguyên trên vỏ virus là hemagglutinin nhóm 1 (H1) và neuraminidase nhóm 1 (N1).

Trước đây, người ta từng gọi Cúm A/H1N1 là “cúm lợn”. Nguyên nhân là bởi nhiều nhà khoa học cho rằng bệnh có nguồn gốc từ lợn. Tuy nhiên, thực tế chủng virus này được kết hợp từ nhiều nguồn virus khác nhau. VD: Lợn, chim, người,... và gây ra bệnh cúm ở người.

2. Dịch tễ

Virus cúm A H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường (ngoại cảnh), có thể sống từ 24-48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ... hay có thể tồn tại trong quần áo từ 8-12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Đặc biệt, cúm A/H1N1 có thể sống lâu trong môi trường nước như sống đến 4 ngày ở nhiệt độ khoảng 22oC và sống vài tuần ở nhiệt độ 0-4oC. Do đó, các hồ bơi, điểm bơi công cộng có thể tạo ra môi trường cho virus A/H1N1 hoạt động mạnh, nhất là vào thời tiết mưa nhiều, độ ẩm thấp, thiếu ánh nắng để tiêu diệt virus. Thậm chí, ở nhiệt độ -20oC và đông khô, virus cúm có thể tồn tại cả năm.

Mặt khác, vì bản chất của virus cúm là lipoprotein (protein + lipid) nên virus cúm A H1N1 có sức đề kháng yếu và dễ bị bất hoại bởi bức xạ mặt trời hay tia tử ngoại. Cụ thể, virus cúm cũng dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56oC và các chất hòa tan lipid như beta-propiolactone, ether, chloramine, formol, cồn,...

  • Mùa: Cúm A(H1N1) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A(H1N1) gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Bệnh thường dễ mắc và lây lan vào mùa đông xuân
  • Đường lây: Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang vi rút cúm A(H1N1) có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ...
  • Cơ thể cảm thụ: Bệnh có thể mắc với bất kỳ ai. Nguy cơ nhiễm cao đối với các đối tượng người già, trẻ nhỏ, suy giảm miễn dịch, có các bệnh phổi mạn tính sẵn cũng như các bệnh khác như tim mạch, huyết áp...
  • Miễn dịch sau mắc không bền. Có thể phòng bệnh chủ động bằng vaccine nhưng cần thiết nhắc lại hàng năm. Người đã chích vaccine cũng có khả năng mắc bệnh, nhưng tỷ lệ thấp và biểu hiện lâm sàng cũng nhẹ hơn.
Đặc điểm cấu tạo của virus cúm
Virus cúm A/H1N1

3. Triệu chứng

Tùy thuộc từng thời điểm (từng năm khác nhau) mà biểu hiện của cúm A H1N1 có khác nhau, tuy nhiên, vẫn mang các đặc điểm chung của virus cúm A

Triệu chứng bệnh cúm A(H1N1) giống như cúm mùa bao gồm: sốt, đau cổ họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ. Khoảng gần 50% bệnh nhân còn có đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy. Giống như cúm mùa, cúm H1N1 mới cũng gây bệnh cảnh nặng hơn như viêm phổi khiến bệnh nhân ho nhiều, thở nhanh, khó thở, chụp X quang cho thấy có tổn thương phổi. Một số bệnh nhân có triệu chứng của suy hô hấp cấp (ARDS), phù phổi và tử vong.

4. Phòng và điều trị bệnh Cúm A

* Cá Nhân:

Tăng cường các biện pháp vệ sinh cá nhân như: Rửa tay bằng xà phòng hoặc hóa chất sát khuẩn, đeo khẩu trang khi ra đường hay tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm, súc miệng, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối, TB...

Nâng cao thể trạng, ăn uống dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm các vitamin nhóm A, C, thường xuyên luyện tập rèn luyện tăng cường sức khỏe, duy trì cân nặng vừa phải (Tính theo chỉ số BMI).

Điều trị ổn định các bệnh mạn tính nếu có như COPD, đái tháo đường, xơ gan. Bỏ rượu, thuốc lá, thuốc lào... nếu nghiện.

Trang bị bảo hộ đầy đủ bao gồm: Khẩu trang, mũ, kính, găng tay...khi chăn nuôi, mua bán, giết mổ gia cầm, không ăn thịt gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc mà phải đem tiêu huỷ ngay khi phát hiện.

Tiêm phòng: Hiện chưa có vắc-xin phòng cúm A/H7N9, Bộ Y tế khuyến khích người dân, nhất là những người có nguy cơ mắc bệnh cao, người già, trẻ em... nên tiêm phòng vắc-xin phòng cúm mùa đều đặn hàng năm vì loại vắc-xin này cũng có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tử vong do các chủng cúm nguy hiểm gây ra như cúm A/H5N1, H7N9...

* Cộng đồng:

Tuyên truyền cho người dân nắm được đầy đủ thông tin về dịch cúm để mỗi người chủ động có biện pháp phòng bệnh cho bản thân và gia đình.

Giữ gìn vệ sinh môi trường sống trong lành, giám sát đàn gia cầm nuôi trong khu vực.

Khi phát hiện người dân có triệu chứng cúm phải cách ly điều trị tại cơ sở y tế để hạn chế lây lan cho người khác, đồng thời báo cho các cơ quan có chức năng để giám sát dịch tễ, bao vây dập dịch nếu có.

Vi rút cúm không lây truyền qua tiêu thụ thực phẩm đã được nấu chín kỹ vì vi rút cúm gia cầm bị bất hoạt ở nhiệt độ thông thường như sử dụng khi nấu chín thức ăn (để tất cả các phần của thực phẩm đều đạt ở nhiệt độ 70°C hoặc rất nóng và không có phần nào còn màu hồng). Ăn thịt được chế biến và nấu chín đúng cách là phương pháp an toàn, kể cả thịt gia cầm và chim săn được nhưng không nên ăn thịt động vật bị bệnh hoặc chết vì mắc bệnh.

Đến nay, 2 loại thuốc có tác dụng điều trị đặc hiệu vi rút cúm A(H7N9), cúm A (H1N1) và cúm A(H5N1) là Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng tốt trong thời gian 48h sau khi bị sốt nên bệnh nhân nghi mắc cúm cần đến các bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng.

Rửa tay
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng giúp phòng A/H1N1

5. Tiêm phòng virus cúm A/H1N1

Hiện nay, bệnh cúm A/H1N1 có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm chủng vắc-xin cúm. Tại các cơ sở thuộc hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec trên khắp cả nước đều có vắc-xin chủng ngừa cúm dành cho trẻ em (từ 6 tháng tuổi trở lên) và người lớn. Ngoài cúm A/H1N1, vắc-xin còn có thể giúp phòng ngừa 2 loại virus gây bệnh cúm khác là cúm A/H3N2 và cúm B.

Sau khi tiêm khoảng 2 - 3 tuần, vắc-xin sẽ tạo kháng thể để giúp cơ thể phòng ngừa các triệu chứng virus cúm A/H1N1 gây ra. Vắc-xin duy trì tác dụng trong khoảng 6-12 tháng. Do đó, cần tiêm phòng hàng năm vì có thể các chủng virus sẽ biến đổi và lây truyền với tốc độ rất nhanh.

Trong trường hợp người bệnh đã bị nhiễm virus cúm và tiêm vắc-xin thì sau khi tiêm vẫn có khả năng bị bệnh cúm.

Để đạt hiệu quả phòng ngừa cao nhất, cả trẻ em và người lớn cần lưu ý tiêm đúng lịch và tiêm đủ mũi, đặc biệt là mũi nhắc lại.

Bệnh cúm A/H1N1 có thể tự khỏi nếu người bệnh có sức đề kháng tốt, đồng thời bệnh được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec:

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.
Tiêm chủng, tiêm phòng, tiêm vacxin tại vinmec
Đăng kí tiêm chủng vắc-xin tại Vinmec

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan