Trữ đông trứng và những câu hỏi thường gặp về phương pháp này

Trữ đông trứng, còn được biết đến như bảo quản trứng đông lạnh, là một phương pháp quan trọng trong lĩnh vực y tế sinh sản. Phương pháp này không chỉ mang lại hy vọng cho những người đang đối mặt với vấn đề vô sinh mà còn đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu và thực hành y tế sinh sản.

1.Trữ đông trứng là gì?

Trữ đông trứng, hay còn được gọi là bảo quản lạnh tế bào trứng, là một kỹ thuật thuộc lĩnh vực công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Trong quá trình này, các chuyên gia sẽ sử dụng thuốc để kích thích sự phát triển của trứng trong buồng trứng.

Trứng đã đủ phát triển sẽ được chọc hút và bảo quản bằng cách trữ đông. Quá trình đông lạnh sử dụng nitơ lỏng để giảm thiểu nguy cơ hình thành tinh thể băng trên trứng, tăng tỷ lệ sống sót của trứng.

Sau khi được đông lạnh, trứng có thể được lưu trữ trong thời gian dài và được sử dụng sau này theo nhu cầu
Sau khi được đông lạnh, trứng có thể được lưu trữ trong thời gian dài và được sử dụng sau này theo nhu cầu

Sau khi được đông lạnh, trứng có thể được lưu trữ trong thời gian dài và được sử dụng sau theo nhu cầu. Trong các trường hợp điều trị vô sinh hoặc khi muốn bảo tồn khả năng sinh sản, trứng đông lạnh có thể được rã đông và kết hợp với tinh trùng để tạo thành phôi. Phôi này sau đó có thể được cấy vào tử cung của phụ nữ trong quá trình chuyển phôi.

Phương pháp trữ đông trứng mang lại nhiều lợi ích cho những người phụ nữ muốn duy trì khả năng sinh sản, bao gồm cả những người có kế hoạch sinh con muộn, hoặc đang phải điều trị bệnh bằng những phương pháp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của họ.

Những bệnh nhân đang điều trị ung thư, người mắc phải hội chứng buồng trứng đa đang hoặc lạc nội mạc tử cung có thể cân nhắc tham khảo phương pháp trữ đông trứng trước khi tiến hành điều trị để có thể có con trong tương lai.

2. Nên chuẩn bị những gì trong quá trình trữ đông trứng?

Việc chuẩn bị cho quá trình bảo quản trứng là một phần quan trọng của quy trình và có thể giúp làm giảm một số căng thẳng và lo lắng. Dưới đây là một số gợi ý:

2.1 Đi cùng người thân

Sự có mặt của một người bạn, hoặc người thân cực kỳ quan trọng trong quá trình đông lạnh trứng, giúp người thực hiện thoải mái hơn và không hề lo lắng.

2.2 Chuẩn bị tinh thần

Người thực hiện có thể đặt kỳ vọng vào việc quá trình này có thể thay đổi cuộc sống của bản thân trong tương lai. Điều này sẽ giúp người thực hiện giảm căng thẳng và lo lắng.

2.3 Chăm sóc sức khỏe

Theo dõi chế độ ăn uống, giảm caffeine và rượu, và tuân thủ đúng liều lượng hormone được chỉ định bởi bác sĩ. Việc sử dụng hormone có thể khiến tâm trọng trở nên căng thẳng hơn, đây là một tình trạng bình thường, người trữ đông trứng nên dành nhiều thời gian hơn để thư giãn.

Các thuốc nội tiết tố có thể gây ra các tác dụng phụ như thay đổi tâm trạng, dễ trở nên căng thẳng
Các thuốc nội tiết tố có thể gây ra các tác dụng phụ như thay đổi tâm trạng, dễ trở nên căng thẳng

2.4 Nghỉ ngơi và dưỡng sức

Lên kế hoạch để có ít nhất một hoặc hai ngày nghỉ ngơi ngay sau quá trình trữ đông trứng. Tránh lịch trình bận rộn và hoạt động căng thẳng, và thay vào đó, tạo điều kiện cho bản thân để thư giãn.

3. Trữ lạnh trứng có đau không?

Trong quá trình trữ đông trứng, người thực hiện thường sẽ được gây mê, giúp giảm bớt cảm giác đau và khó chịu trong suốt quá trình thực hiện. Tuy nhiên, sau khi thủ thuật hoàn thành, một số người thường có dấu hiệu đau nhức hoặc chuột rút. Đây là một tình trạng bình thường và có thể hạn chế bằng cách sử dụng thuốc giảm đau hoặc miếng đệm sưởi ấm.

4. Độ tuổi tốt nhất để trữ lạnh trứng

Đối với hầu hết phụ nữ, độ tuổi 30 thường được coi là thời điểm tốt nhất để đông lạnh trứng vì khả năng sinh sản đạt đỉnh cao ở thời điểm này.

Mặc dù việc lấy và trữ đông trứng có thể tiếp tục ở độ tuổi sau này, nhưng các chuyên gia không khuyến khích phụ nữ ở độ tuổi 40 thực hiện vì chất lượng trứng có thể giảm đi đáng kể.

Phụ nữ ở tuổi 30 thường là thời điểm tốt nhất để trữ đông trứng
Phụ nữ ở tuổi 30 thường là thời điểm tốt nhất để trữ đông trứng

5. Tỷ lệ thụ thai là bao nhiêu?

Cơ hội thụ thai bằng trữ đông trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi của người nhận và chất lượng của trứng.

Độ tuổi của người mẹ là yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thành công của việc thụ thai nói chung chứ không chỉ cho thụ tinh ống nghiệm. Trong khoảng từ 24 đến 34 tuổi, người phụ nữ sẽ có khả năng thành công cao nhất khi làm thụ tinh ống nghiệm (45-50%), vì ở độ tuổi này, phụ nữ có khả năng thụ thai cao nhất. Khi phụ nữ ở mức 40 tuổi, tỷ lệ thành công chỉ còn khoảng 13.6%.

6. Trữ đông trứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trữ đông trứng là một phương pháp hỗ trợ sinh sản ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo lắng về an toàn của thai nhi phát triển từ trứng đông lạnh.

Tin vui là phương pháp này sẽ không ảnh hưởng đến với thai nhi nếu người mẹ không có bệnh lý tiềm ẩn. Việc xét nghiệm di truyền tiền chuyển phôi (PGT) có thể được thực hiện để sàng lọc các vấn đề nhiễm sắc thể tiềm ẩn trong phôi, giúp giảm nguy cơ sinh con mắc bệnh di truyền.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

9 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan