Dùng thuốc có thể chữa bệnh tâm thần không?

Điều trị bằng các thuốc chữa bệnh tâm thần là phương pháp chủ yếu trong điều trị các bệnh lý tâm thần. Có nhiều nhóm thuốc chữa bệnh tâm thần khác nhau, bác sĩ sẽ kê đơn tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh.

1. Dùng thuốc có thể chữa bệnh tâm thần không?

Các loại thuốc không chữa được bệnh tâm thần tuy nhiên có thể giúp kiểm soát các triệu chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tâm thần, giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường hoạt gần như bình thường. Việc dùng thuốc để giảm các triệu chứng của bệnh cũng giúp nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị kết hợp khác như tâm lý trị liệu,...

Có nhiều nhóm thuốc chữa bệnh tâm thần khác nhau, bác sĩ chỉ định thuốc tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh. Các loại thuốc cần được sử dụng theo đúng hướng dẫn để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Uống thuốc thần kinh có hại không? Thực tế, mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ nhất định, việc tuân thủ hướng dẫn điều trị, chế độ liều sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ gây hại của thuốc. Các tác dụng bất lợi xảy ra giữa các cá thể là không giống nhau, có những bệnh nhân sẽ gặp tác dụng phụ nặng hơn những người khác. Do đó, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần báo với bác sĩ để được can thiệp kịp thời.

2. Các loại thuốc chữa bệnh tâm thần

2.1. Thuốc chữa trầm cảm gồm những loại nào?

Thuốc chống trầm cảm ba vòng
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA)

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm trạng kéo dài với các triệu chứng như tuyệt vọng, buồn chán, không quan tâm đến cuộc sống xung quanh,... Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng tỷ lệ gặp cao ở nữ giới, độ tuổi từ 18-45. Có nhiều nhóm thuốc có thể được sử dụng để chữa bệnh trầm cảm như:

  • Nhóm thức ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) gồm các thuốc như Citalopram, Escitalopram, Fluoxetine, Fluvoxamine, Paroxetine, Sertraline,...
  • Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephedrin (SNRI): Desvenlafaxine, Desvenlafaxine succinate, Duloxetine, Levomilnacipran, Venlafaxine,...
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA): Amitriptylin, Imipramin, Nortriptyline, Doxepin,...
  • Các thuốc chữa trầm cảm loại ức chế monoamine oxidase (MAOIs): Isocarboxazid, Tranylcypromine, Phenelzine, Selegiline, ...
  • Một số thuốc chữa trầm cảm không điển hình như Bupropion, Mirtazapin, Trazodon,...

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dựa vào tình trạng cụ thể của người bệnh. Các thuốc chữa trầm cảm thường sẽ mất từ 4-6 tuần để phát huy hiệu quả hoàn toàn. Bác sĩ thường phối hợp thuốc ở các nhóm thuốc khác nhau để tăng cường hiệu quả điều trị. Nếu tình trạng người bệnh không cải thiện, bác sĩ có thể xem xét chuyển sang loại thuốc khác.

Tác dụng phụ của các thuốc chữa trầm cảm rất đa dạng tùy thuộc vào loại thuốc người bệnh đang dùng và có thể cải thiện khi cơ thể người bệnh thích nghi với thuốc. Một điều cần hết sức lưu ý đó là người bệnh không được dừng thuốc đột ngột do khả năng cao tái phát bệnh trầm cảm và xuất các triệu chứng nguy hiểm khác. Khi có ý định ngừng thuốc, người bệnh hãy báo cho bác sĩ để bác sĩ điều chỉnh giảm liều dần dần trong vài tuần rồi mới ngừng hẳn.

rối loạn lo âu lan tỏa
Rối loạn lo âu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống

2.2. Thuốc điều trị rối loạn lo âu gồm những loại nào?

Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn tâm lý, trong đó người bệnh thường có cảm giác lo lắng quá mức đối với các tình huống, sự việc trong cuộc sống thường ngày. Rối loạn lo lâu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người bệnh, do đó cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Các nhóm thuốc chữa bệnh tâm thần được dùng để điều trị rối loạn lo âu gồm:

  • Các thuốc chữa trầm cảm, đặc biệt là nhóm SSRI
  • Nhóm thuốc Benzodiazepine gồm các thuốc như Diazepam, Alprazolam, Clonazepam, Lorazepam,... Các thuốc này có ưu điểm là tác dụng nhanh, tuy nhiên chúng có thể gây nghiện nếu dùng kéo dài. Do đó, các thuốc nhóm benzodiazepin chỉ được dùng trong thời gian ngắn để giúp người bệnh vượt qua giai đoạn căng thẳng. Các tác dụng phụ thường gặp là buồn ngủ, kém tập trung, choáng váng, mất phối hợp vận động,...
  • Thuốc Buspirone: là loại thuốc serotonergic duy nhất không gây nghiện, thường được dùng để điều trị chứng rối loạn lo âu tổng quát (GAD). Người bệnh phải dùng thuốc Buspirone vài tuần các triệu chứng mới được cải thiện. Các tác dụng phụ của thuốc là nhức đầu, cảm giác buồn chán, mất ngủ,...

Ngoài ra, một số loại thuốc chống động kinh như Gabapentin, Pregabalin trong một số trường hợp cũng được bác sĩ dùng để điều trị các trường hợp rối loạn lo âu.

XEM THÊM: Sử dụng thuốc điều trị rối loạn lo âu lâu dài có ảnh hưởng gì không?

2.3. Các thuốc dùng để điều trị chứng rối loạn tâm thần?

Rối loạn tâm thần hay bệnh tâm thần là tình trạng suy nghĩ phi lý, sai lầm trong niềm tin (ảo tưởng) hoặc nhận thức (ảo giác). Thuốc chống loạn thần thường được dùng để điều trị tình trạng này:

  • Các thuốc chống loạn thần thế hệ cũ (điển hình): Clopromazin, Haloperidol, Levomepromazin, Promazine,...
  • Các thuốc chống loạn thần thế hệ mới: Risperidone, Ziprasidone, Olanzapine, Amisulpride, Clozapine, Aripiprazole, Asenapine, Lurasidone, Cariprazine,...

Các thuốc chống loạn thần có nhiều tác dụng phụ khác nhau, một số bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ nhiều hơn các bệnh nhân khác. Nếu các tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng. Một số tác dụng phụ thường gặp là:

Thuốc Olanzapine
Thuốc Olanzapine

Các thuốc chống loạn thần có nhiều tác dụng phụ khác nhau, một số bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ nhiều hơn các bệnh nhân khác. Nếu các tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng. Một số tác dụng phụ thường gặp là:

  • Buồn ngủ
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Chóng mặt khi thay đổi tư thế
  • Giảm hứng thú hoặc khả năng tình dục
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Phát ban hoặc da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
  • Tăng cân
  • Co thắt cơ bắp
  • Làm chậm chuyển động và lời nói

Các tác dụng phụ thường nhẹ và có thể biến mất sau vài tuần điều trị khi cơ thể người bệnh thích nghi với thuốc. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Rối loạn vận động chậm: người bệnh có các cử động bất thường và không kiểm soát được như thè lưỡi, nhếch môi, vặn người, đôi khi cử động giật.
  • Hội chứng ác tính an thần kinh: đây là một rối loạn có khả năng gây tử vong, đặc trưng bởi cứng cơ nghiêm trọng (cứng khớp), đổ mồ hôi, sốt, huyết áp cao, mê sảng, hôn mê.
  • Mất bạch cầu hạt: số lượng bạch cầu của người bệnh giảm mạch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và nguy cơ tử vong.

Ngoài ra, một số thuốc chống loạn thần có thể gây tăng lượng đường trong máu (cuối cùng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường), tăng cholesterol và triglycerid máu. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh xét nghiệm các thông số này để theo dõi trong quá trình điều trị bằng thuốc.

Các thuốc chống loạn thần không điển hình thế hệ mới dung nạp tốt hơn, ít các tác dụng phụ như buồn ngủ, rối loạn vận động nên hiện được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên khi dùng các thuốc này bác sĩ sẽ theo dõi nguy cơ rối loạn chuyển hóa và cân nặng ở người bệnh.

Rối loạn tăng động, giảm chú ý là chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ
Rối loạn tăng động, giảm chú ý là chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ

2.4. Thuốc nào được dùng để điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý?

Tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder-ADHD) là dạng rối loạn phát triển thần kinh thường gặp ở trẻ em. Các thuốc chữa bệnh tâm thần này gồm:

  • Nhóm thuốc kích thích tâm thần như: Amphetamine, Methylphenidate, Dextroamphetamine, Lisdexamfetamine, Methylphenidate. Các thuốc này tác động vào hệ thống thần kinh giúp thay đổi chức năng dẫn truyền thần kinh và thay đổi các vấn đề sinh học thần kinh mà trẻ ADHD đang mắc phải.
  • Nhóm thuốc không kích thích thần kinh như: Atomoxetine, Bupropion, Venlafaxine, Clonidin,... Thuốc giúp tác động vào một số khu vực của não bộ giúp trẻ tăng kiểm soát hành vi và sự chú ý.

Tất cả các loại thuốc điều trị ADHD trên nhãn thuốc phải nêu chi tiết các cảnh báo nghiêm trọng do sử dụng thuốc, bao gồm nguy cơ đột quỵ, đau tim, các vấn đề tâm thần như hưng cảm hoặc loạn thần.

XEM THÊM: Làm thế nào khi trẻ bị tăng động giảm chú ý?

2.5. Thuốc nào được dùng để điều trị bệnh tâm thần ở trẻ em?

Các thuốc chữa bệnh tâm thần ở người lớn cũng được dùng để điều trị các bệnh tương tự ở trẻ em. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng cho phù hợp và theo dõi chặt chẽ hơn.

Các thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ suy nghĩ và có hành vi tự sát ở trẻ em bị trầm cảm và mắc các rối loạn tâm thần khác. Cha mẹ hãy thảo luận với bác sĩ về các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ này.

Thuốc là một trong những phương pháp điều trị bệnh lý tâm thần. Tùy thuộc vào bệnh cũng như tình trạng sức khỏe, đối tượng mắc bệnh mà các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp với liều lượng khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

95 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • sulpistad
    Công dụng thuốc Sulpistad

    Thuốc Sulpistad có thành phần chính là Amisulprid, thuốc có công dụng điều trị bệnh tâm thần cho người bệnh như: Bệnh tâm thần phân liệt cấp tính, bệnh ảo tưởng, rối loạn suy nghĩ, ...Dưới đây là một số ...

    Đọc thêm
  • Latuda
    Công dụng thuốc Latuda

    Latuda thuộc nhóm thuốc an thần, có tác dụng chống loạn thần được sử dụng để điều trị bệnh tâm thần phân liệt ở người lớn và thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên và bệnh trầm cảm liên ...

    Đọc thêm
  • Olanstad 5
    Công dụng thuốc Olanstad 5

    Thuốc Olanstad 5 có chứa thành phần chính là Olanzapin 5mg, dạng bào chế viên nén bao phim, đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên. Trước khi sử dụng thuốc Olanstad 5, người bệnh nên hỏi thêm ý kiến ...

    Đọc thêm
  • Medintrale
    Công dụng thuốc Medintrale

    Thuốc Medintrale là thuốc kê đơn, nhóm thuốc hướng tâm thần, an thần kinh. Thuốc dùng để điều trị tâm thần phân liệt và những loạn thần khác, tâm thần hưng cảm ở người lớn. Vậy thuốc Medinatrale cần lưu ...

    Đọc thêm
  • Sedupam
    Công dụng thuốc Sedupam

    Sedupam là một loại thuốc thuộc nhóm hướng tâm thần, thường được dùng để chỉ định điều trị bệnh tâm thần kinh, co thắt cơ, rối loạn chức năng tự động, cơ co cứng do não hoặc thần kinh ngoại ...

    Đọc thêm