Virus HIV có lây qua nước bọt không?

HIV là bệnh lý lây truyền qua nhiều con đường khác nhau như máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con... Tuy nhiên HIV có lây truyền qua con đường nước bọt không là một trong những thắc mắc của nhiều người.

1. Các con đường lây nhiễm của HIV

“HIV lây qua đường nào?”. Theo đó, virus HIV tồn tại được trong máu, dịch tiết của cơ thể gây suy giảm hệ miễn dịch. Tuy vậy chỉ có máu, dịch âm đạo, sữa và tinh dịch mới có vai trò lây nhiễm HIV. HIV có thể lây nhiễm qua những con đường sau:

  • Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn như không dùng bao cao su với người nhiễm bệnh, lây nhiễm chủ yếu qua hậu môn, âm đạo, quan hệ bằng miệng;
  • Qua đường máu: HIV có thể lây nhiễm từ người qua người thông qua máu và các hoạt động liên quan đến máu như dùng chung kim tiêm, dụng cụ y tế có dính máu của người bệnh; Dùng chung kim châm cứu, dao cạo, kim xăm trổ; Tiếp xúc trực tiếp lên các vết thương hở với máu của người nhiễm bệnh, truyền máu không sàng lọc HIV;
  • Đường truyền từ mẹ sang con: HIV lây truyền từ mẹ sang trẻ qua 3 con đường gồm lây truyền qua máu, nước ối, dịch âm đạo khi sinh, lây truyền qua nhau thai, qua sữa mẹ khi cho con bú.

Người bệnh khi bị nhiễm HIV sẽ có các triệu chứng khác nhau theo từng giai đoạn, thông thường gồm 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn cửa sổ: Đây là giai đoạn virus xâm nhập vào cơ thể và phát triển nhân lên nhanh chóng, thông thường kéo dài từ 3 – 6 tháng. Sau khoảng 2 – 4 tuần phơi nhiễm virus, người bệnh thường có triệu chứng ho, sốt, mệt mỏi, nổi hạch, đau nhức... giống như cảm cúm hoặc không có triệu chứng rõ rệt;
  • Giai đoạn tiềm ẩn: Phụ thuộc vào sức đề kháng của người bệnh mà giai đoạn tiềm ẩn có thể kéo dài từ vài tuần đến 20 năm. Hệ miễn dịch của người bệnh không chống lại được lượng virus HIV, kháng nguyên của HIV tăng nhanh và lượng tế bào lympho T giảm mạnh, hạch bạch huyết bị sưng viêm;
  • Giai đoạn AIDS: Đây là giai đoạn mà hệ miễn dịch bị tàn phá, vô hiệu hóa làm giảm hệ đề kháng do sự tấn công mạnh mẽ của virus. Cơ thể dễ bị nhiễm trùng gây ra bởi các vi sinh vật cơ hội như viêm phổi do nấm, nấm Candida specie ở miệng, ung thư bạch huyết và zona thần kinh gây ra bởi virus herpes bùng phát.

2. HIV có lây nhiễm qua nước bọt không?

HIV có lây qua nước bọt không? Hay cụ thể hơn là quan hệ bằng miệng có lây nhiễm HIV không?

Theo lý thuyết thì HIV không lây nhiễm qua nước bọt, bởi loại virus này không tồn tại được lâu bên ngoài cơ thể người và không thể sản sinh bên ngoài vật chủ là người. Tuy nhiên HIV vẫn có thể lây truyền qua nước bọt khi quan hệ tình dục bằng miệng với người bệnh nhiễm HIV nếu bạn tình phóng thích tinh dịch vào miệng, lượng tinh dịch này có thể thẩm thấu qua thành khoang miệng, sau đó đi vào máu. Tuy vậy, quan hệ bằng miệng ở người bệnh nhiễm HIV có nguy cơ lây nhiễm thấp hơn so với quan hệ bằng hậu môn, âm đạo.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ bằng miệng như sau:

  • Vị trí quan hệ: Tỷ lệ rủi ro của việc lây truyền HIV qua đường nước bọt phụ thuộc vào việc người mang virus là người cho hay nhận trong khi quan hệ tình dục bằng miệng. Trường hợp người mang virus HIV là đối tượng được nhận giao khấu sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV cho đối tác cao hơn, vì trong khoang miệng của người bệnh có thể có vết thương hở. Mặc dù nước bọt có chất enzyme giúp loại bỏ các loại virus nhưng nếu khoang miệng có các vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với virus thì nguy cơ bị lây nhiễm bệnh là rất cao;
  • Tải lượng virus trong cơ thể: Nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn khi người bệnh có tải lượng virus trong cơ thể tăng cao, số lượng virus trong cơ thể càng cao thì nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bạn tình càng cao;
  • Sự phóng tinh: Trong quá trình quan hệ bằng miệng thì quá trình xuất tinh có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV cho bạn tình. Tuy nhiên, trường hợp phóng tinh đơn thuần thì nguy cơ này không quá cao và cũng không phải là con đường duy nhất để lây nhiễm HIV;
  • Vết cắt, vết thương trong âm đạo, khoang miệng, hậu môn hoặc lưỡi là thủ phạm chính gây nguy cơ cao lây nhiễm HIV qua con đường quan hệ tình dục bằng miệng;
  • Kinh nguyệt: Các tế bào mang virus HIV có thể bong tróc ra khỏi tử cung trong thời gian hành kinh, nếu miệng vô tình tiếp xúc với máu hoặc chất dịch chứa các tế bào mang virus sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HIV;
  • Viêm niệu đạo: Làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ bằng miệng.

Để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua nước bọt hay bất kỳ con đường nào khác, người bệnh nhiễm HIV cần uống thuốc đầy đủ mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Việc tuân thủ đúng theo liệu trình điều trị sẽ giúp giảm tải lượng virus trong máu xuống mức thấp tối đa, thậm chí là không phát hiện ra khi kiểm tra máu thông thường (tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện). Đây là cách tốt để người bệnh bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho những người xung quanh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

25.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HIVChăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HIV
    Chăm sóc và điều trị cho trẻ phơi nhiễm HIV từ mẹ

    Những đứa trẻ phơi nhiễm HIV từ mẹ sẽ có quy trình chăm sóc và điều trị đặc biệt. Điều quan trọng là cần xác định tình trạng của trẻ, giải thích cho gia đình và hướng dẫn cách chăm ...

    Đọc thêm
  • efavirenz 600
    Công dụng thuốc Efavirenz 600

    Thuốc Efavirenz 600 có chứa hoạt chất chính là Efavirenz với hàm lượng 600mg, được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Ampharco U.S.A. Efavirenz là một loại thuốc kháng vi-rút, ngăn chặn vi-rút HIV, một loại vi-rút ...

    Đọc thêm
  • HIV
    HIV có lây từ mẹ sang con không? Điều trị thế nào?

    Thưa bác sĩ, cháu bị HIV mà không uống thuốc hỗ trợ điều trị gì từ đầu. Giờ cháu mang thai thì bệnh có truyền nhiễm sang con không ạ? Mong bác sĩ tư vấn.

    Đọc thêm
  • Stribild
    Thông tin về thuốc Stribild

    Stribild là thuốc dùng cho người bị nhiễm HIV-1 với độ tuổi trên 12 và cân nặng trên 35kg. Thuốc Stribild là thuốc kết hợp giữa 4 hoạt chất và được sản xuất dưới dạng viên nén. Thông tin về ...

    Đọc thêm
  • zefdavir 150
    Công dụng thuốc Zefdavir

    Thuốc Zefdavir chứa hoạt chất Lamivudin được chỉ định trong điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính có bằng chứng sao chép ngược và kết hợp với các thuốc khác trong điều trị HIV... Cùng tìm hiểu về ...

    Đọc thêm