Vai trò của X-quang trong chẩn đoán bệnh khí phế thũng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Hậu - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh bao gồm cộng hưởng từ, CLVT và siêu âm.

Chụp X-quang giúp theo dõi được tình trạng diễn biến của khí phế thũng trong cơ thể mà mắt thường không quan sát được. Chụp X-quang nhằm chẩn đoán bệnh khí phế thũng chính xác hơn.

1. Khí phế thũng là gì?

Khí phế thũng là xảy ra khi các phế nang bị căng giãn thường xuyên nên mất tính đàn hồi, không còn co giãn được nữa; khí đi vào các phế nang bị kẹt lại khó thoát ra ngoài, gây ra ứ đọng khí trong phế nang và làm giảm khả năng trao đổi O2 và Co2.

2. Nguyên nhân bệnh khí phế thũng

2.1 Hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá thường xuyên

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Bởi trong thuốc lá có hơn 4.000 hóa chất độc hại kích thích phá hủy ngoại vi nhỏ đường hô hấp, túi khí, đàn hồi và hỗ trợ của các sợi đàn hồi.

2.2 Thiếu hụt protein

Trường hợp này chỉ chiếm từ 1 – 2%, những người bị khí phế thũng do di truyền thiếu protein AAT có chức năng bảo vệ cho cấu trúc phổi đàn hồi. Không có protein này mà các enzyme gây tổn thương phổi tiến triển, cuối cùng gây khí phế thũng.

2.2 Đặc thù nghề nghiệp

Những người thợ thổi kèn, thổi thủy tinh có nguy cơ mắc khí phế thũng cao do đặc thù nghề nghiệp dễ gây căng giãn phế nang, tăng áp lực nội phế nang.

3. Phân loại bệnh khí phế thũng

3.1 Khí phế thũng nguyên phát

Vai trò của X-quang trong chẩn đoán bệnh khí phế thũng
Khí phế thũng

Bệnh khí phế thũng đa nang hoặc tiểu thùy còn gọi là tuýp A hoặc hồng thổi.

  • Bệnh khí phế thũng trung tâm tuyến nang hay trung tâm tiểu thuỳ còn gọi là tuýp B, hoặc tuýp xanh hoặc phù tím.
  • Khí phế thũng tuyến nang xa

3.2 Khí phế thũng thứ phát

Bệnh khí phế thũng xung quanh chức năng tiểu phế quản hoặc trọng điểm và lân cận tổ chức của xơ.

4.Triệu chứng bệnh khí phế thũng

  • Thở hụt hơi, thở chu môi hoặc thở khò khè
  • Tức ngực, khó thở
  • Ho, có thể do dịch nhầy tiết ra
  • Khả năng vận động, hoạt động bị kém dần theo giời gian, do bệnh phát triển từ từ
  • Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, cân nặng giảm

5. Chẩn đoán bệnh khí phế thũng

5.1. Các xét nghiệm để chẩn đoán khí phế thũng

Để xác định chính xác, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm nhất định, cụ thể:

  • Đo phế dung và xét nghiệm chức năng phổi (PFTs)
  • Phân tích khí máu động mạch
  • Phương pháp đo xung oxy
  • Kiểm tra đờm: Phân tích các tế bào đờm và ci tính cắt lớp (CT scan)
  • Chụp X-quang

5.2. Vai trò của chụp X-quang trong chẩn đoán khí phế thũng

Vai trò của X-quang trong chẩn đoán bệnh khí phế thũng
Vai trò của chụp X-quang trong chẩn đoán khí phế thũng

Chụp X-quang khí phế thũng nhằm mục đích xác định sự thay đổi nội quan trong phổi và theo dõi được tình trạng diễn biến trong cơ thể người. Chụp X-quang là phương pháp dễ dàng, nhanh và đơn giản nhất để thấy được tình trạng phổi nhiễm trùng hay không hoặc trong phổi có xuất hiện khối u nào hay không. Xác định tình trạng cơ bản của phổi mới loại trừ được những nguyên nhân gây bệnh khác nhau và sau cùng là tiến hành chẩn đoán khí phế thũng và điều trị.

Chẩn đoán khí phế thũng qua phim X-quang:

  • Phim chụp X-quang thể hiện: Phổi tăng sáng, gian sườn giãn rộng, vòm hoành hạ thấp và giảm cử động thở.
  • Phim X-quang chẩn đoán được 3 triệu chứng chính của phổi: Căng giãn phổi; giảm tuần hoàn phổi, các bóng khí thũng.
  • Xác định được bệnh lý của khí phế thũng khi thấy: Hình ảnh bẩn trong phổi, hội chứng hai bên thuỳ phổi giãn ra. Các khấc trong hai bên lồng ngực, cùng các mạch máu của thuỳ trên có hiện tượng thưa thớt. Động mạch trong phổi bị giãn rộng ra. Viêm xung quanh vùng tiểu phế quản.

Chụp X-quang khí phế thũng là cơ sở chân thực để xác định sự thay đổi nội quan trong phổi và theo dõi được tình trạng diễn biến của khí phế thũng trong cơ thể người. Tuy nhiên, chẩn đoán đúng mới chỉ là bước đầu thành công, từ chẩn đoán khí phế thũng qua X-quang bác sĩ và người bệnh cần có một phác đồ điều trị tốt nhất để khắc phục được tình trạng của bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • sử dụng thuốc  Aralast
    Tác dụng của thuốc Aralast

    Thuốc aralast thuộc nhóm thuốc hô hấp được sử dụng trong điều trị bệnh lý về đường hô hấp như khí phế thũng, khi cơ thể thiếu một loại protein có tên là alpha 1-antitrypsin. Thuốc aralast thay thế protein ...

    Đọc thêm
  • alupent
    Công dụng thuốc Alupent

    Metaproterenol là hoạt chất thuộc họ thuốc giãn phế quản adrenergic, làm mở ống phế quản trong phổi, tăng lưu lượng khí qua các ống phế quản. Đây cũng là thành phần hoạt chất chính có trong thuốc Alupent. Vậy ...

    Đọc thêm
  • Salbutral
    Công dụng thuốc Salbutral

    Salbutral thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, bào chế dưới dạng hỗn dịch khí dung chia liều, quy cách đóng gói hộp 1 ống khí dung 250 liều. Để dùng thuốc Salbutral an toàn và hiệu quả ...

    Đọc thêm
  • airbuter
    Công dụng thuốc Airbuter

    Airbuter 20 là thuốc thuộc nhóm thuốc giãn phế quản có tác động chọn lọc trên thụ thể beta 2 adrenergic. Thuốc giúp đường thở được mở rộng từ đó giảm triệu chứng của một số bệnh lý như hen ...

    Đọc thêm
  • Piafager
    Công dụng thuốc Piafager

    Thuốc Piafager thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp và được bào chế ở dạng siro. Thuốc Piafager có thành phần chính là Salbutomol được chỉ định trong điều trị các chứng co thắt phế quản trong hen ...

    Đọc thêm