Uống thuốc gì để giảm ho?

Tình trạng ho kéo dài có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Có nhiều loại thuốc ho kê đơn và không kê đơn (OTC) bao gồm thuốc long đờm và thuốc ức chế nhằm giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, không phải tất cả các biện pháp này đều có tác dụng. Vậy bạn nên uống thuốc gì để giảm ho?

1. Ho uống thuốc gì? - Thuốc ho không kê đơn

Ho cấp tính do nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus là dạng ho phổ biến nhất, mặc dù ho cũng có thể xảy ra do những lý do khác.

Có nhiều loại thuốc ho không kê đơn giúp kiểm soát cơn ho cấp tính, mọi thứ từ siro và thuốc viên cho đến viên ngậm. Nhưng điều quan trọng cần biết là không phải tất cả các loại thuốc ho không kê đơn đều được tạo ra như nhau hoặc hoạt động theo cùng một cách.

1.1 Thuốc giảm ho

Thuốc giảm ho như Dextromethorphan, giúp kiểm soát phản xạ ho, làm giảm số lần ho. Chúng thường hoạt động tốt hơn đối với ho “khan” (ho không có đờm), thường là ho do kích ứng.

Các thuốc giảm ho khác bao gồm: long não, dầu khuynh diệp và tinh dầu bạc hà.

1.2 Thuốc ho long đờm

Ngoài các thuốc giảm ho để giải quyết băn khoăn Ho uống gì hết ho? Thuốc ho long đờm, như Guaifenesin, hoạt động bằng cách làm lỏng và loãng chất nhầy trong cổ họng để ho ra dễ dàng hơn. Vì lý do này, chúng có thể hiệu quả hơn đối với chứng ho “ướt” (ho có đờm).

1.3 Ho uống thuốc gì? - Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin, như Chlorpheniramine và Clemastine, và thuốc thông mũi, như Pseudoephedrine, hoạt động bằng cách nhắm mục tiêu chảy nước mũi sau có thể gây ra tình trạng ho. Biết rằng nhiều loại thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ, trong khi thuốc thông mũi có thể khiến bạn tỉnh táo.

1.4 Sử dụng thuốc kết hợp

Một số sản phẩm thuốc kết hợp với thành phần gồm nhiều loại thuốc ho khác nhau cũng có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường. Chúng có cả Guaifenesin và Dextromethorphan. Thuốc ho cũng có thể chứa các thành phần giúp bao phủ và làm dịu cổ họng.

Các sản phẩm kết hợp có thể có thuốc để giảm bớt các triệu chứng khác, có thể bao gồm thuốc thông mũi trị nghẹt mũi, thuốc kháng histamin trị dị ứng hoặc sổ mũi hoặc thuốc giảm đau. Chọn một loại thuốc phù hợp với các triệu chứng của bạn.

2. Uống thuốc gì để giảm ho? - Thuốc ho kê đơn

Nếu các sản phẩm thuốc ho không kê đơn không hiệu quả và nếu cơn ho của cản trở các hoạt động hàng ngày hoặc giấc ngủ, bạn có thể cần đến gặp và được tư vấn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về các lựa chọn điều trị ho với thuốc kê đơn.

Và nếu cơn ho đi kèm với các triệu chứng như sốt hoặc khó thở, hãy liên hệ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám vì điều này có thể có nghĩa là bệnh nghiêm trọng hơn.

2.1 Benzonatate

Thuốc ho kê đơn có thể được sử dụng là viên nang Benzonatate. Benzonatate là một loại thuốc chống ho không gây nghiện theo toa, làm tê liệt đường thở, túi khí (phế nang) trong phổi và niêm mạc phổi. Thuốc này được FDA - cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận sử dụng được cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi.

Có thể dùng tới 600 mg mỗi ngày, chia thành ba liều hoặc theo khuyến cáo của người có chuyên môn.

2.2 Thuốc hít

Trong trường hợp ho kèm theo có tiếng thở khò khè, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hít Albuterol nếu đó là do viêm phế quản cấp tính. Thuốc hít dạng xịt cũng có thể được kê đơn cho các tình trạng hô hấp như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc hít này không giúp cải thiện mức độ nghiêm trọng của ho hoặc rút ngắn thời gian ho.

2.3 Codein

Thuốc giảm ho Codein là chất gây nghiện, chỉ nên là một lựa chọn cho việc sử dụng ngắn hạn (không quá 3 ngày) và chỉ ở người lớn.

Tác dụng phụ của thuốc có thể gây ngủ gà, lưu ý không nên lái xe hoặc vận hành máy móc trong khi sử dụng Codein.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn dùng thuốc ho, bạn nên nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định loại thuốc nào phù hợp, đặc biệt nếu bạn đang tìm kiếm lựa chọn phù hợp cho con mình hoặc thanh thiếu niên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Bivo
    Công dụng thuốc Bivo

    Thuốc Bivo có thành phần chính là Bromhexine, tác dụng trên đường hô hấp, được dùng trong các trường hợp khó long đờm, viêm tăng tiết đờm. Thuốc bào chế dưới dạng viên nén, hàm lượng có trong mỗi viên ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Certuss-D
    Thuốc Certuss-D: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc Certuss-D được sử dụng để điều trị tạm thời tình trạng ho, nghẹt mũi và xoang (chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, cúm) hoặc các bệnh về hô hấp khác (như sốt cỏ khô - viêm mũi dị ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Donatussin
    Thuốc Donatussin: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc Donatussin có chứa các thành phần gồm chlorpheniramine, dextromethorphan và phenylephrine, là sự kết hợp của thuốc kháng histamine, thuốc giảm ho và thuốc thông mũi. Có tác dụng điều trị các triệu chứng của dị ứng và cảm ...

    Đọc thêm
  • Anrodin
    Công dụng thuốc Anrodin

    Anrodin là thuốc giảm ho long đờm. Anrodin hoạt động trực tiếp ở các tế bào tiết nhầy của phế quản để hóa lỏng và tạo thuận lợi cho việc loại bỏ dịch tiết phế quản. Thuốc cũng có tác ...

    Đọc thêm
  • Mihatuss
    Công dụng thuốc Mihatuss

    Thuốc Mihatuss với thành phần chính là Dextromethorphan có công dụng điều trị ho do kích thích, ho mạn tính, không có đờm. Việc sử dụng thuốc Dextromethorphan theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn đảm bảo ...

    Đọc thêm