Trường hợp nào có thể sinh thường sau khi đã sinh mổ?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Nếu những điều kiện thể chất cho phép, thai phụ hoàn toàn có thể sinh thường sau sinh mổ mà không để lại biến chứng nào.

1. Những trường hợp có thể sinh thường sau khi đã sinh mổ

Nhiều sản phụ vì một lý do nào đó buộc phải sinh mổ ở lần mang thai trước. Đến thai kỳ thứ hai, nếu có nhu cầu sinh thường cần phải có sự tư vấn và cho phép của bác sĩ. Muốn sinh thường sau khi sinh mổ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: sức khỏe của người mẹ, tình trạng thai nhi, tình trạng nước ối, ngôi thai...

Các trường hợp có thể sinh thường sau khi đã sinh mổ bao gồm:

  • Mang thai khi vết mổ cũ đã lành, thời gian trên 24 tháng, sức khỏe của sản phụ đã bình phục hoàn toàn
Quan hệ tình dục sau khi sinh mổ
Sản phụ muốn sinh thường sau khi đã sinh mổ cần sự tư vấn và cho phép của bác sĩ

  • Mang thai đơn. Nếu mang thai đôi sản phụ nên sinh mổ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Ngôi thai thuận.
  • Sẹo mổ cũ ngang đoạn dưới: có 2 kiểu rạch tử cung trong kỹ thuật mổ lấy thai bao gồm: vết mổ ngang đoạn dưới tử cung và vết mổ dọc thân tử cung. Đây là vết rạch trong tử cung chứ không phải vết rạch nằm trên da bụng của sản phụ. Để biết được vết rạch cũ trong tử cung là vết rạch gì sản phụ có thể kiểm tra trong sổ y bạ của lần nhập viện sinh con trước. Nếu là vết mổ rạch dọc thì sản phụ không thể sinh thường vì nguy cơ bục vết mổ là rất lớn. Trường hợp bạn không biết vết sẹo mổ cũ của mình thuộc loại nào thì cũng không nên đánh cược tính mạng của bản thân mình bằng cách cố sinh thường.
  • Không có các vết sẹo mổ nào khác trên tử cung.
  • Sức khỏe ổn định, không có vấn đề bất thường gì về khung chậu.
  • Đã được trang bị các kiến thức sinh đẻ, rặn đẻ trước đó.
  • Sinh tại các bệnh viện có phòng mổ và có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để có thể kịp thời xử lý các vấn đề bất thường

2. Những trường hợp không nên sinh thường sau khi đã sinh mổ

  • Mang thai khi vết mổ cũ chưa lành, khoảng cách tính từ ngày mổ lấy thai trước đó đến ngày sinh lần này quá gần (dưới 18 tháng).
  • Đã mổ lấy thai từ hai lần trở lên.
  • Các trường hợp đa thai: thai đôi, thai ba, thai bốn.
  • Thai có cân nặng trên 3,6 kg.
  • Các trường hợp đã từng mổ trên thân tử cung như: mổ tạo hình tử cung, mổ bóc nhân xơ tử cung...
  • Các trường hợp có vấn đề về khung chậu, gây cản trở cho quá trình sinh thường.
  • Các trường hợp thai nhi có vấn đề bất thường như: vỡ ối sớm, ngôi thai bất thường, ngôi mông, ngôi ngang...

Ngoài ra, việc có thể sinh thường sau khi đã sinh mổ không còn được xem xét dựa trên lý do sinh mổ trước đó. Nếu lần sinh đẻ trước sản phụ tiến hành sinh mổ do em bé quá lớn hoặc em bé nằm ngược ngôi thì có thể sinh thường ở lần mang thai tiếp theo. Tuy nhiên, nếu trước đó sản phụ đã từng thử sinh thường với các cơn chuyển dạ tự nhiên nhưng không sinh thường được thì ở lần sinh lần này cũng nên sinh mổ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

74.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan