Tiêm insulin cho bà bầu bị tiểu đường: Những điều cần biết

Chứng tiểu đường trong thai kỳ xảy ra khi cơ thể không thể đáp ứng với nhu cầu insulin tăng thêm dẫn đến tăng cao đường máu. Tiểu đường thai kỳ cần được kiểm soát thông qua theo dõi mức đường máu, áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên. Khoảng 10-20% thai phụ bị tiểu đường cần tiêm thêm insulin để kiểm soát đường máu tốt hơn.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) xuất hiện báo hiệu vấn đề xảy ra với insulin trong cơ thể. Insulin di chuyển glucose ra khỏi máu và vào các tế bào của cơ thể rồi chuyển thành năng lượng. Tiểu đường thai kỳ là bệnh đái tháo đường được phát hiện lần đầu tiên ở những phụ nữ đang mang thai. Một số phụ nữ phát hiện tiểu đường thai kỳ có thể đã bị tiểu đường nhẹ trước khi mang thai mà không được phát hiện.

Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng với nó, glucose không thể vào tế bào và thay vào đó vẫn tồn tại trong máu. Dẫn đến mức độ glucose trong máu tăng lên theo thời gian. Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn hại cơ thể và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh thận.

2. Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến việc mang thai không?

Thai nhi
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có thể dẫn đến thai nhi bị dị tật bẩm sinh

Nếu bệnh tiểu đường không được giám sát và điều chỉnh tốt, sẽ dẫn đến nguy cơ gia tăng các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Dưới đây là những vấn đề có thể xảy ra ở những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường:

  • Dị tật bẩm sinh
  • Cao huyết áp
  • Đa ối – Thể hiện sự gia tăng của nước ối trong túi ối bao quanh thai nhi, có thể dẫn đến sinh non hoặc gặp khó khăn trong lúc sinh.
  • Thai to – Thai nhi nhận được đường quá nhiều từ người mẹ dẫn đến phát triển quá lớn. Thai lớn có thể khiến việc sinh nở khó khăn hơn, thậm chí làm tăng nguy cơ phải mổ lấy thai.

Trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể có vấn đề về hô hấp, hạ đường huyết và vàng da. Hầu hết trẻ sơ sinh khỏe sau khi sinh, mặc dù một số bé có thể cần có sự chăm sóc đặc biệt sau khi sinh một thời gian. Nếu chú ý chăm sóc trước khi sinh và kiểm soát chặt chẽ lượng đường sẽ giúp giảm nguy cơ của những vấn đề này.

2.1 Nguyên nhân

Tiểu đường thai kỳ là do sự thay đổi đáp ứng với insulin của cơ thể thai phụ trong suốt thai kỳ. Insulin là một hormone giúp di chuyển đường ra khỏi máu và vào các tế bào của cơ thể, nơi nó có thể được chuyển thành năng lượng.

Trong khi mang thai, các tế bào của người phụ nữ sẽ tự nhiên trở nên kháng nhẹ lại tác động của insulin. Sự thay đổi này nhằm tăng mức độ đường trong máu của người mẹ để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho em bé. Cơ thể của người mẹ sẽ tạo nhiều insulin hơn để giữ cho mức đường huyết bình thường. Ở một số ít phụ nữ, thậm chí sự gia tăng này còn không đủ để giữ cho lượng đường trong máu của họ trong giới hạn bình thường. Kết quả là, họ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ.

2.2 Đối tượng nguy cơ

Tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng ở phụ nữ:

  • Lớn hơn 25 tuổi
  • Béo phì, thừa cân
  • Đã bị tiểu đường thai kỳ trước đó
  • Đã sinh một em bé rất lớn
  • Có người thân bị bệnh tiểu đường
  • Đã có một thai chết lưu ở lần mang thai trước đó
  • Là người Mỹ gốc Phi, Mỹ Da Đỏ, người Mỹ gốc Á, Tây Ban Nha, Latin, hay Thái Bình Dương

2.3 Kiểm soát tiểu đường thai kỳ bằng Insulin

Để điều trị, thai phụ có thể không cần phải sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường thai kỳ mà chỉ cần kiểm soát được tình trạng rối loạn đường huyết bằng cách theo sát chế độ ăn và kế hoạch luyện tập đặc biệt. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thuốc uống hoặc insulin để giúp làm hạ nồng độ đường trong máu.

Insulin là một loại hormone mà bình thường tụy tiết ra. Loại insulin mà người ta sử dụng để điều trị tiểu đường được gọi là insulin tổng hợp. Việc điều trị bằng insulin nhằm mục đích làm giảm nồng độ đường trong máu của người bị tiểu đường thai kỳ bằng với nồng độ đường của phụ nữ bình thường.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách tiêm insulin (được kiểm chứng là an toàn với thai nhi) và bệnh nhân sẽ phải tiêm nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, thai phụ cũng cần lưu ý sắp xếp chế độ ăn uống lành mạnh. Để làm được điều này, hãy chú ý đến lượng carbohydrate (như các chất đường, bột) và sử dụng các loại thực phẩm khi ăn vào ít làm thay đổi nồng độ đường trong máu, ví dụ như các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau củ.

Thực đơn cho bà bầu bị rối loạn tăng huyết áp thai kỳ
Ngoài ra, thai phụ cũng cần lưu ý sắp xếp chế độ ăn uống lành mạnh

3. Mang thai tiêm insulin có sao không?

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? Insulin là một phương thức điều trị hiệu quả nhưng quá trình tiêm insulin cho bà bầu đòi hỏi phải được theo dõi cẩn thận. Thai phụ cần phải làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ đường trong máu ít nhất 4 lần 1 ngày (sử dụng bộ dụng cụ thử đường huyết tại nhà) và ghi chú lại kết quả.

Ngoài ra bệnh nhân cũng cần phải ghi chép lại lượng insulin đã sử dụng. Nhìn chung, nhu cầu dùng insulin cho phụ nữ có thai sẽ tăng khi thai kỳ tiếp diễn. Nếu việc điều trị mang lại hiệu quả thì nồng độ đường trong máu sẽ nằm trong giới hạn bình thường. Dù vậy, nồng độ đường huyết có thể thay đổi nhanh chóng trong suốt thai kỳ. Vậy nên kể cả khi bệnh nhân đang có kết quả tốt đi chăng nữa thì vẫn cần tiếp tục kiểm tra nồng độ đường theo lời dặn của bác sĩ.

Nếu thai phụ cảm thấy tình trạng ổn và bác sĩ hài lòng với kết quả kiểm tra đường huyết thì đây là dấu hiệu có thể an tâm vì việc điều trị đang diễn ra rất tốt.

Tiểu đường thai kỳ có thể làm cho thai nhi phát triển hơn mức bình thường, vì vậy bác sĩ có thể sẽ phải thường xuyên kiểm tra tốc độ tăng trưởng của thai. Bạn có thể cần phải thực hiện siêu âm để xác định kích thước của bé là bao nhiêu.

Nếu cần phải sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết, bạn sẽ cần phải làm xét nghiệm nonstress test cho thai nhi vào khoảng tuần thứ 32 của thai kỳ. Đây là một loại xét nghiệm an toàn giúp bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu để biết được liệu thai nhi có nhận được đủ máu nuôi qua nhau thai hay không.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.

Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan