Thời gian "vàng" để cấp cứu chấn thương sọ não

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Tiến Đạt - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Tim mạch - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chấn thương sọ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong trên thế giới cũng như để lại nhiều di chứng và hậu quả không lường cho mọi gia đình.

1. Bị chấn thương sọ não có sao không?

Chấn thương sọ não là do bất cứ lực tác động trực tiếp hay gián tiếp nào vào đầu làm tổn thương xương sọ hoặc các cấu tạo khác bên trong hộp sọ.

Chấn thương sọ não do nhiều nguyên nhân như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, đánh nhau...., có tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, gây ra hậu quả không lường hết được cho gia đình và xã hội.

Do đó, việc phát hiện tổn thương của chấn thương sọ não, cấp cứu ban đầu đúng và kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hạn chế các biến chứng và giảm thiểu tỷ lệ tử vong.

2. Giờ vàng trong cấp cứu chấn thương sọ não

Với bệnh nhân bị chấn thương sọ não thì khoảng thời gian 4 giờ từ khi bị chấn thương đến khi phẫu thuật là "thời gian vàng" để cứu sống bệnh nhân, giảm di chứng sau chấn thương sọ não.

Do đó, khi bị chấn thương sọ não nếu bệnh nhân được phát hiện sớm, phẫu thuật kịp thời thì cơ hội sống cho bệnh nhân chấn thương là cao hơn. Nếu chủ quan bỏ qua thời gian vàng thì khả năng cứu sống bệnh nhân còn lại rất thấp hoặc để lại di chứng nặng nề.

Não
Khoảng thời gian 4 giờ từ khi bị chấn thương đến khi phẫu thuật là "thời gian vàng" để cứu sống bệnh nhân

3. Các triệu chứng của chấn thương sọ não

Chảy máu không phải là dấu hiệu đáng tin cậy về mức độ nặng của chấn thương sọ đầu. Ngoài vết thương, những triệu chứng khác của chấn thương sọ não nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Tri giác thay đổi như mất ý thức tạm thời, lú lẫn hoặc lơ mơ.
  • Nạn nhân có thể có cơn co giật ngắn. Tình trạng của nạn nhân có thể cải thiện được một lát và sau đó xấu đi.
  • Biến dạng hộp sọ - đè ép hoặc biến dạng là dấu hiệu của vỡ xương sọ.
  • Chảy dịch trong từ tai hoặc mũi - vỡ xương sọ, đặc biệt là vỡ nền sọ, có thể khiến dịch não tủy chảy ra từ tai hoặc mũi.
  • Bầm tím mắt và da phía sau tai - các mạch máu xung quanh mắt và tai bị vỡ.

4. Sơ cứu cho người bị chấn thương sọ não

Trong trường hợp có chấn thương nghiêm trọng ở đầu, luôn cần gọi xe cấp cứu.

4.1 Sơ cứu khi nạn nhân tỉnh

Khuyến khích người bị thương giảm thiểu mọi cử động ở đầu hoặc cổ.

Vết thương trên đầu có thể chảy máu nhiều, trong trường hợp đó cần cầm máu vết thương bằng cách ấn trực tiếp và băng. Trong khi kiểm tra vết thương, tránh nhầm với cục máu đông hình thành trong tóc. Trấn an nạn nhân và cố gắng giữ cho họ bình tĩnh.

4.2 Sơ cứu khi nạn nhân bất tỉnh

Không nên di chuyển nạn nhân trừ khi họ đang ở trong tình trạng nguy cấp. Mọi sự di chuyển không cần thiết đều có thể gây ra các biến chứng lớn hơn cho chính vết thương sọ não, cột sống hay những vết thương liên quan khác. Một nguyên tắc là nếu đầu bị thương thì cổ cũng có thể bị tình trạng tương tự. Do vậy cần cố định cột sống cổ cho tất cả các bệnh nhân chấn thương sọ não bị hôn mê bằng dụng cụ chuyên dụng hoặc các vật dụng khác có sẵn tại chỗ.

Vai trò của bạn là bảo vệ nạn nhân khỏi mọi nguy hiểm tiềm ẩn tại hiện trường. Bạn cũng nên theo dõi đường thở và hô hấp của nạn nhân cho đến khi xe cứu thương tới. Nếu người bị thương thở yếu đi do có vấn đề với đường hô hấp, có thể cần rất thận trọng để ngửa đầu họ ra sau (và nâng đỡ) cho đến khi nhịp thở trở lại bình thường. Nếu nạn nhân ngừng thở hoặc không bắt được mạch, có thể cần hồi sức tim phổi.

  • Thay đổi thị lực - đồng từ hai mắt có thể giãn và có kích thước khác nhau ở người bị chấn thương sọ não nặng. Người bệnh có thể bị song thị hoặc nhìn mờ.
  • Buồn nôn và nôn - đây là những tác dụng phụ thường gặp của chấn thương sọ não nghiêm trọng và phải luôn chú trọng nếu thấy nó diễn ra dai dẳng.

5. Phòng ngừa chấn thương sọ não

Đội mũ bảo hiểm
Đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông để phòng ngừa chấn thương sọ não

Để phòng ngừa chấn thương sọ não, mỗi người cần có ý thức trang bị thiết bị trong sinh hoạt như:

  • Đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp điện;
  • Thắt đai an toàn khi đi ô tô; tuyệt đối không điều khiển xe khi uống bia rượu;
  • Không để người uống bia rượu chở;
  • Tuân thủ luật lệ giao thông; trong nhà phải đủ ánh sáng; tránh sàn nhà trơn trượt, tránh để đồ đạc bừa bãi trên sàn nhà, cầu thang;
  • Giữ an toàn cho trẻ nhỏ, người lớn tuổi;
  • Đảm bảo an toàn lao động, tham gia thể thao...

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Thạc sĩ. Bác sĩ. Bùi Tiến Đạt được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tim mạch và hồi sức cấp cứu tim mạch tại trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai. Bác sĩ đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu – tim mạch và hiện đang là bác sĩ tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nếu nhận thấy các vấn đề bất thường về sức khỏe bạn nên thăm khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán chấn thương sọ não

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan