Xem ngay 5 biểu hiện “cảnh báo” rối loạn chuyển hóa

Rối loạn chuyển hóa là một vấn đề nghiêm trọng, thường liên quan đến tình trạng kháng insulin, khiến cơ thể không dung nạp được glucose và dẫn đến tăng lượng đường trong máu cũng như làm tăng khả năng mắc các bệnh như tiểu đường tuýp 2, bệnh tim hoặc đột quỵ.

Video được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BSCKII Chu Hoàng Vân, Khoa khám bệnh, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

1. 5 dấu hiệu cảnh báo rối loạn chuyển hóa

Rối loạn chuyển hóa có liên quan chặt chẽ tới bệnh béo phì hoặc ít vận động cơ thể. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác có thể dẫn tới tình trạng này là kháng insulin - hormone được tạo ra bởi tuyến tụy, có chức năng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ở những người bị kháng insulin, các tế bào phản ứng bất thường với insulin, vì vậy cơ thể sẽ không dụng nạp được glucose. Kết quả là lượng đường trong máu tăng ngay cả khi cơ thể cố gắng tiết ra nhiều insulin để giảm lượng đường huyết.

BS Chu Hoàng Vân cho biết: rối loạn chuyển hóa thường biểu hiện qua những đặc điểm sau:

  • Vòng eo lớn: khi lượng chất béo dư thừa tích tụ xung quanh ổ bụng và dạ dày sẽ làm tăng kích thước vòng eo. Đối với nữ giới là 35 inch (89cm) và nam giới là 40 inch (102cm)
  • Mức chất béo trung tính cao: khoảng 150 miligam trên decilit (mg/dL), hoặc 1,7 milimol trên lít (mmol/L) chất béo trung tính được tìm thấy trong máu.
  • Giảm cholesterol tốt hoặc HDL: thực hiện xét nghiệm cho thấy nồng độ cholesterol tốt bị giảm xuống dưới 40 mg/dL (1,04 mmol/L) ở nam giới và dưới 50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ giới.
  • 4. Huyết áp tăng: chỉ số huyết áp tăng 130/85 mmHg hoặc cao hơn.
  • Tăng mức đường huyết lúc đói: 100 mg/dL (5,6 mmol/L) hoặc cao hơn.
Rối loạn chuyển hóa và  5 dấu hiệu nhận biết
Rối loạn chuyển hóa và 5 dấu hiệu nhận biết

2 .Hướng điều trị rối loạn chuyển hóa

Các biện pháp điều trị rối loạn chuyển hóa thường tập trung chủ yếu vào việc giải quyết từng tình trạng trong nhóm nguy cơ, bao gồm huyết áp cao, mỡ bụng, mức cholesterol và lượng đường trong máu cao. Mục tiêu chính của điều trị là giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tim, bệnh mạch máu, cũng như bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, biện pháp điều trị tốt nhất là nằm ở chính bản thân người bệnh bằng cách thay đổi lối sống, tạo dựng thói quen lành mạnh. Thay đổi thói quen sống lành mạnh cần kéo dài liên tục và kiên trì, bạn không nên vì tình trạng đã có sự tiến triển mà ngừng tập luyện vì tình trạng này vẫn có thể bị tái diễn nếu bạn không duy trì chế độ dinh dưỡng luyện tập và ăn uống hợp lý. Đồng thời, rối loạn chuyển hóa sẽ được điều trị bằng thuốc nhưng phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Bạn hãy tập cho mình thay đổi lối sống lành mạnh
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Giảm cân
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Kiểm soát sự căng thẳng

Trong trường hợp các phương pháp thay đổi lối sống không đạt được hiệu quả cao, bạn có thể phải cần đến thuốc để điều trị rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều cần được kiểm soát bởi bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho bạn. Một số loại thuốc gợi ý gồm:

Bạn cũng không nên chủ quan khi tình trạng rối loạn chuyển hóa được cải thiện mà bỏ lơ chế độ ăn uống luyện tập vì bệnh có thể quay trở lại. Hãy thực hiện tái khám định kỳ 3-6-9-12 tháng để tránh những hậu quả do tình trạng rối loạn chuyển hóa gây ra nhé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan