Xét nghiệm CK-MB được thực hiện khi nào?

CK- MB là một trong những xét nghiệm chẩn đoán nhồi máu cơ tim được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Để phát hiện các triệu chứng tái phát, các triệu chứng mới, cũng như các triệu chứng cho biết tình trạng của người bệnh, các xét nghiệm cần được thực hiện nhắc lại ở các thời điểm hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp xét nghiệm này.

1. Xét nghiệm CK- MB là gì?

CK - Cretine kinase (CK) là một enzym xúc tác cho phản ứng biến creatine thành phosphocreatine với sự tham gia của một phân tử ATP. Có 2 chuỗi polypeptide có nguồn gốc khác nhau tổ hợp tạo thành, đó là chuỗi M có nguồn gốc cơ (musle) và chuỗi B có nguồn gốc não (brain). Do đó, CK có 3 isoenzyme bao gồm CK-MB, CK-MM và CK-BB.

CK - MB có tỷ lệ ở cơ tim cao hơn so với cơ xương. CK-MM chiếm khoảng 70% trong cơ tim và khoảng 25-30% CK-MB. Đối với những người khỏe mạnh, CK trong huyết tương chủ yếu là dạng CK-MM và một lượng nhỏ CK-MB. CK- MB từ các tế bào cơ tim bị hủy hoại sẽ nhanh chóng giải phóng vào máu khi cơ tim bị tổn thương. Chính vì vậy, việc thực hiện đo hoạt độ CK-MB thường nhằm mục đích phát hiện tổn thương cơ tim. CK-MM chủ yếu xuất hiện ở cơ xương (98%) và CK-MB chỉ có 2%.

CK-BB được tìm thấy chủ yếu ở não. Việc đo hoạt độ CK-BB ít được áp dụng trong lâm sàng bởi CK-BB không thể đi qua hàng rào máu- não để xuất hiện trong máu tuần hoàn.

Phương pháp lọc huyết tương
CK trong huyết tương chủ yếu là dạng CK-MM và một lượng nhỏ CK-MB

2. Xét nghiệm CK-MB được thực hiện khi nào?

Việc thực hiện xét nghiệm CK-MB nhằm mục đích chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim. Hoạt độ CK-MB luôn luôn tăng trong khoảng từ 4 đến 8 giờ sau cơn đau tim. Hoạt độ này cao gấp 10 đến 20 lần bình thường, sau 15-24h tăng cao nhất và trở về bình thường sau 4-5 ngày.

Khoảng 2⁄3 số bệnh nhân vẫn còn tăng CK-MB so với bình thường sau 72h. Để xác định giá trị cực đại, nên thực hiện mẫu xét nghiệm thường xuyên- khoảng 6h một lần. Giá trị cực đại ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cao tuổi cao hơn bệnh nhân nhồi máu cơ tim trẻ tuổi. Có khoảng 5% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim ( đặc biệt là những bệnh nhân cao tuổi) có hoạt độ CK-MB tăng cao rõ rệt trong khi CK vẫn ở mức bình thường. Nồng độ Ck-MB ở những người bình thường là dưới 24U/I.

So với các enzym khác như GOT (CK-MB tăng cao sau 4h, còn GOT tăng cao từ 6h sau cơn nhồi máu), xét nghiệm CK-MB có ý nghĩa chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, hiện nay, tại các bệnh viện nhỏ, do điều kiện chưa cho phép nên vẫn dùng xét nghiệm GOT để chẩn đoán nhồi máu cơ tim.

Nồng độ Ck-MB tăng cao hơn bình thường nếu xảy ra chấn thương cơ xương nghiêm trọng. Tuy nhiên, chấn thương như vậy thường không gây ra một chỉ số tương đối > 5. CK và CK-MB cũng có thể tăng nếu bạn tập thể dục nặng.

Nồng độ CK-MB cũng có thể tăng ở những người có thận bị hư mà không kèm theo một cơn đau tim. Bên cạnh đó, bệnh cơ mãn tính, hormone tuyến giáp thấp và lạm dụng rượu cũng là nguyên nhân làm tăng CK-MB.

Ngoài ra, CK-MB cũng có thể tăng trong một số trường hợp sau đây:

Sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em
Sốt phát ban cũng có thể làm cho chỉ số CK-MB tăng

Trong khi xét nghiệm LDH và GOT không cần thiết vì chúng cung cấp rất ít thông tin hữu ích thì xét nghiệm CK-MB tăng cao lại có giá trị chẩn đoán quyết định. Trong phẫu thuật tim, nồng độ CK- MB cũng tăng cao, do đó, trong khoảng 12- 24 giờ sau phẫu thuật, không thể thực hiện được chẩn đoán nhồi máu cơ tim.

Vì tình trạng huyết tán làm tăng hoạt độ các enzym khác, xét nghiệm CK-MB được coi là xét nghiệm duy nhất có giá trị cho chẩn đoán các trạng thái bệnh lý nhồi máu cơ tim sau mổ.

3. Xét nghiệm CK- MB có ý nghĩa gì?

Chỉ số CK – MB bình thường là < 25 U/L.

Nồng độ CK toàn phần trong huyết tương của nam là từ 38 - 174 U/L, ở nữ là 6 - 140 U/L. Nồng độ CK-MB trong huyết tương bình thường là < 25 U/L. Tỷ số CK-MB/CK bình thường là 2,5 - 3%. Để chẩn đoán nhồi máu cơ tim thì giá trị cắt (cut-of) của CK-MB ≥ 6%.

Thời gian bán hủy của CK- MB trong huyết tương là khoảng 12 giờ. Nồng độ CK- MB huyết tương thường tăng trong khoảng thời gian từ 3 - 6 giờ sau nhồi máu cơ tim. Mức độ tăng tối đa của CK-MB là sau 12 - 24 giờ và sau đó nó trở lại bình thường trong khoảng từ 48 - 72 giờ sau khi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.

Nếu nồng độ men CK- MB cao và tỷ lệ CK-MB/CK ≥ 2,5 - 3% thì có khả năng cơ tim đã bị tổn thương. Điều này có thể gặp trong các trường hợp sau:

  • Nhồi máu cơ tim (myocardial infarction)
  • Tổn thương cơ tim cấp (acute myocardial damage)
  • Viêm cơ tim (Myocarditis)
  • Viêm màng trong tim (endocarditis)
  • Viêm màng ngoài tim (pericarditis)
  • Tình trạng đau thắt ngực không ổn định (unstable angina)
  • ....

Chỉ số CK và CK-MB cũng tăng trong các tổn thương cơ tim do các nguyên nhân khác như chấn thương, phẫu thuật hoặc do thiếu máu cơ tim cục bộ.

Bệnh cơ tim phì đại có tiền sử ngất nguy cơ đột tử cao không?
Chỉ số CK-MB tăng khi tim bị tổn thương do các nguyên nhân khác

So với chỉ số TnT (Troponin T) thì chỉ số CK-MB được sử dụng hữu ích hơn trong theo dõi nhồi máu cơ tim tái phát hoặc nhồi máu kéo dài bởi nồng độ CK-MB chỉ tăng và kéo dài trong 2 - 3 ngày sau nhồi máu cơ tim, còn TnT có thể kéo dài đến 14 ngày.

Như vậy, khi xét nghiệm thấy CK- MB đã giảm rồi lại lập tức tăng lên thì đó là xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim tái phát sớm. Còn nếu chỉ số CK- MB tăng kéo dài sau 3 ngày thì đó là cơn nhồi máu cơ tim kéo dài. Sự kết hợp cả chỉ số CK-MB/CK và TnT sẽ giúp làm tăng mạnh độ nhạy của chẩn đoán tổn thương cơ tim.

Chỉ số CK- MB không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác sự tổn thương ở cơ tim. Vì có một số tình trạng bệnh lý ngoài tim cũng có thể làm tăng chỉ số này như:

  • Tập thể dục quá sức
  • Bệnh nhược cơ
  • Bệnh ác tính
  • Suy thận
  • Suy giáp cấp
  • Lạm dụng rượu

Nếu xét nghiệm chỉ số CK < 80 U/L thì không cần làm thêm xét nghiệm CK-MB nữa.

Nếu xét nghiệm chỉ số CK > 80 U/L thì cần phải làm thêm xét nghiệm CK-MB và tính chỉ số CK-MB/CK% để chẩn đoán tổn thương cơ tim.

Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân có tình trạng nhồi máu cơ tim tái phát hoặc tổn thương vẫn đang diễn ra cần làm xét nghiệm CK và CK-MB lặp lại tại các thời điểm 3, 6, 9 giờ sau xét nghiệm lần đầu.

Một chỉ số khác đó là CK- MB mass là nồng độ CK-MB được đo bằng phương pháp miễn dịch với các kháng thể đặc hiệu CK-M và CK-B. Chỉ số này có thể được chỉ định để đánh giá kích thước ổ nhồi máu cơ tim.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

46.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: