Viêm phổi không sốt: Những điều cần biết

Viêm phổi là một tình trạng bệnh lý vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người và hầu như ai cũng biết đến hiện tượng sốt khi bị viêm phổi. Tuy nhiên đây không phải là yếu tố đánh giá mức độ của bệnh mà dựa trên rất nhiều yếu tố khác.

1. Viêm phổi và các biểu hiện của viêm phổi

Viêm phổi là một tình trạng bệnh lý hay gặp, thường do nhiễm trùng phổi gây ra, khiến các tổ chức tại phổi bị viêm và ảnh hưởng tới hoạt động chức năng của phổi. Viêm phổi gồm nhiều mức độ khác nhau, từ viêm phổi nhẹ cho tới mức độ nặng đe dọa tính mạng.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của viêm phổi như sau:

  • Ho, ho có đờm.
  • Đau ngực, đau có thể tăng lên khi ho hoặc thở vào sâu.
  • Thở nhanh hoặc khó thở.
  • Sốt.
  • Đổ mồ hôi hoặc rét run.
  • Mệt mỏi.
  • Mất cảm giác ngon miệng.
  • Buồn nôn, nôn.
Đau tức ngực
Người bệnh xuất hiện các cơn đau ngực

Theo đó, sốt là một trong những dấu hiệu thường gặp khi bị viêm phổi, tuy nhiên không phải trường hợp viêm phổi nào cũng xuất hiện sốt cũng như các biểu hiện khác. Sự hiện diện của các triệu chứng cùng mức độ nặng của mỗi triệu chứng là khác nhau tùy từng ca bệnh. Ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, và người cao tuổi có thể bị viêm phổi nhưng không sốt và ở những đối tượng này cần tìm các dấu hiệu cảnh báo khác, cụ thể như:

  • Người cao tuổi hoặc người suy giảm miễn dịch có thể có thân nhiệt thấp hơn mức bình thường (hạ thân nhiệt) khi bị viêm phổi. Thêm vào đó, người cao tuổi bị viêm phổi có thể xuất hiện các thay đổi về tình trạng ý thức.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xuất hiện sốt hoặc không, nhưng thường biểu hiện thở nhanh, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, co rút cơ hô hấp phụ,... Dấu hiệu bệnh nặng khác cần chú ý bao gồm bỏ ăn, hạ thân nhiệt và co giật.

2. Nguyên nhân gây viêm phổi là gì?

Viêm phổi có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp nhất là do nhiễm trùng vi khuẩn, viêm phổi do virus, nấm), ngoài ra còn có viêm phổi do hóa chất, viêm phổi do tia xạ,...

3. Những biến chứng có thể xảy ra của viêm phổi là gì?

Viêm phổi nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp có thể gây ra nhiều biến chứng, đặc biệt là những trường hợp viêm phổi không sốt bởi bệnh nhân dễ chủ quan với bệnh:

Những đối tượng có nguy cơ cao viêm phổi tiến triển nặng và dễ xảy ra các biến chứng bao gồm:

  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuần.
  • Người cao tuổi trên 65 tuổi.
  • Những người có hệ miễn dịch suy yếu.
  • Những người hút thuốc lá.
  • Những người có sẵn các tình trạng nền mạn tính, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản hay bệnh lý tim mạch.
Viêm phổi ở trẻ em
Trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ cao viêm phổi tiến triển nặng

4. Viêm phổi có thể phòng tránh được không?

Viêm phổi không thể phòng tránh được hoàn toàn, tuy nhiên có thể thực hiện theo một số phương cách sau để giảm khả năng bị mắc viêm phổi:

  • Thực hành tốt vệ sinh chống nhiễm khuẩn: Rửa tay với xà phòng và nước sạch, duy trì thực hành vệ sinh cá nhân tốt.
  • Phòng bệnh bằng vắc - xin: Một số nguyên nhân gây viêm phổi có thể phòng ngừa được bằng cách sử dụng vắc - xin, đó là các vắc - xin phòng viêm phổi phế cầu, vắc - xin phòng cúm, và vắc - xin phòng Haemophilus influenzae type b (Hib)
  • Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá gây tổn thương cho phổi và làm suy giảm miễn dịch, do đó tránh hút thuốc lá, hoặc từ bỏ hút thuốc lá nếu đang hút.
  • Giữ cho hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, duy trì chế độ ăn đầy đủ, cân bằng, lành mạnh,... là những phương cách đơn giản để nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, giúp hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh tốt hơn, giữ cho cơ thể không bị bệnh.
Tiêm phòng vắc-xin Lao tại Vinmec
Tiêm phòng vắc-xin tại Vinmec

Bệnh viêm phổi là căn bệnh nguy hiểm thường gặp, đặc biệt khi dịch virus Corona đang hoành hành gây ra triệu chứng bệnh viêm phổi cấp có tính lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng. Do đó việc phòng tránh và điều trị sớm bệnh viêm phổi là rất cần thiết.

Để đăng ký thăm khám và điều trị bệnh viêm phổi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan