Vì sao mắc bệnh viêm họng cấp không nên điều trị tại nhà?

Viêm họng cấp là một căn bệnh khá phổ biến mà hầu hết mọi người đều đã từng mắc phải trong đời. Nguyên nhân gây bệnh có thể do các loại virus, vi khuẩn khác nhau gây ra. Việc điều trị không đúng không những không giúp giảm triệu chứng bệnh mà thậm chí có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy các chuyên gia khuyến cáo người dân khi mắc bệnh viêm họng cấp không nên tự điều trị tại nhà.

1. Nguyên nhân gây viêm họng cấp

Viêm họng cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc họng xảy ra một cách đột ngột bởi:

Trong số các nguyên nhân gây viêm họng cấp thì nguy hiểm nhất là vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A. Đây chính là thủ phạm gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm khớp cấp, thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, còn có các yếu tố nguy cơ gây viêm họng cấp phải kể đến như là:

  • Thay đổi thời tiết, lạnh quá, ẩm quá.
  • Bụi bẩn, bụi công nghiệp
  • Khói: khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm rạ
  • Rượu
Tụ cầu vàng
Tụ cầu khuẩn là một trong nhiều nguyên nhân khác nhau gây viêm họng cấp

2. Các biểu hiện của viêm họng cấp

Bệnh viêm họng cấp tính thường khởi phát một cách đột ngột, bệnh nhân sốt cao 39 - 40 độ C, rát họng, nuốt đau. Lúc đầu, người bệnh cảm thấy khô nóng ở trong họng, dần dần cảm thấy đau rát, đau tăng lên khi nuốt, khi ho và cả khi nói. Bệnh nhân có thể thấy đau lên tai, đau nhói khi nuốt.

Các triệu chứng kèm theo như là sụt sịt, ngạt mũi, chảy nước mũi, tiếng nói khàn, ho khan. Khi thăm khám, bác sĩ có thể thấy hai amidan viêm to, trên bề mặt có chất nhầy trong, có khi có bựa trắng như nước cháo phủ lên, hạch cổ sưng đau.

Trong trường hợp viêm họng cấp tính do virus cúm thì các triệu chứng có thể nặng như: đau nhức đầu dữ dội, đau rát họng, xuất huyết ở thành sau họng. Nếu do virus APC (Adeno - Pharyngo - Conjunctival) bệnh nhân có biểu hiện xuất tiết mũi, niêm mạc họng đỏ, viêm màng tiếp hợp, sưng đau hạch ở cổ.

Bệnh viêm họng cấp tính thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa, bệnh thường diễn ra trong 3- 4 ngày. Nếu sức đề kháng của người bệnh tốt, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng sẽ mất đi nhanh chóng. Nhưng nếu sức đề kháng yếu, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi thì bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây ra các biến chứng như viêm tai, viêm phế quản hay trở thành viêm họng mạn tính, hay nguy hiểm hơn là viêm khớp cấp, thấp tim tiến triển và viêm cầu thận cấp,...

Sốt cao kéo dài
Người bệnh bị sốt cao do viêm họng cấp gây ra

3. Các biến chứng nguy hiểm của viêm họng cấp

  • Biến chứng tại họng như: áp xe, viêm tấy quanh amidan, viêm tấy quanh họng, áp xe thành sau họng.
  • Biến chứng tại các cơ quan lân cận như: viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Biến chứng tại các cơ quan xa họng như: viêm khớp, viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim,...

3.1 Với biến chứng viêm tai giữa

Bệnh viêm họng cấp dễ dẫn đến viêm tai do vi khuẩn có thể qua đường thông từ họng đến lỗ vòi nhĩ và tai giữa để gây bệnh ở tai. Trẻ em dễ mắc phải tình trạng này do hệ miễn dịch còn yếu và sụn vòi nhĩ mềm. Trẻ em bị viêm tai giữa thường quấy khóc, bỏ bú, sốt, có biểu hiện nghiêng đầu và quờ tay vào tai. Khi tắm rửa hoặc không may bị va chạm vào tai, bé sẽ khóc thét lên. Khi đó, phụ huynh cần đưa bé đi khám ngay.

3.2 Với biến chứng viêm phổi

Do không giữ gìn, bệnh nhân bị nhiễm lạnh, các vi trùng từ đường hô hấp trên sẽ nhanh chóng lan xuống phế quản, phổi và gây bệnh. Khi đó các triệu chứng sẽ nặng hơn và việc điều trị cũng sẽ khó khăn hơn.

3.3 Với biến chứng ở khớp, tim và thận

Nguyên nhân là do vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A (Streptococcus A). Lớp vỏ của vi khuẩn này có cấu tạo gần giống với cơ tim, thận và khớp. Do đó khi nó xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể tấn công vi khuẩn, nhưng lại vô tình tấn công cả tế bào nội mạc tim gây bệnh thấp tim, bệnh van tim.

Hiện tượng này cũng xảy ra ở thận và khớp. Sau khi bị viêm họng 2 - 3 tuần, người bệnh bị viêm các khớp như khuỷu tay, cổ chân, đầu gối,... cơn đau kéo dài 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, khi bệnh tái đi tái lại nhiều lần sẽ gây tổn thương van tim, khiến cho các van dày lên và xơ cứng, có thể gây hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ,..

Chính vì vậy khi bị viêm họng bạn không nên tự ý điều trị tại nhà, mà hãy đến khám các bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị đúng đắn nhất.

Khám tai mũi họng Vinmec
Viêm họng cấp có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám

4. Điều trị bệnh viêm họng cấp tính

Nguyên tắc điều trị là phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bởi nếu nguyên nhân do virus thì thuốc kháng sinh không có tác dụng. Nếu là do vi khuẩn, xác định được loại vi khuẩn gây bệnh và có kết quả kháng sinh đồ cần lựa chọn kháng sinh phù hợp để điều trị. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc điều trị ở nhà.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần bù nước và bù điện giải do sốt cao gây mất nước, mất điện giải. Nhất là sử dụng Oresol, pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Việc ăn uống cũng vô cùng quan trọng, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể có sức chống chọi lại với bệnh tật. Nên ăn thức ăn mềm, nhuyễn, dễ nuốt, ăn nhiều rau và trái cây.

Đồng thời người bệnh cần được nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực và gan bàn chân. Cần vệ sinh họng, miệng bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy; súc họng bằng nước muối nhạt.

5. Phòng ngừa bệnh viêm họng cấp

Các biện pháp phòng ngừa viêm họng cấp gồm có:

  • Vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên.
  • Không uống nước lạnh, đặc biệt là những ai hay bị viêm họng.
  • Nên tắm bằng nước ấm, đặc biệt là những ai hay bị viêm họng. Tắm xong cần lau khô người trước khi mặc quần áo. Không nên ngồi trước quạt hay trong phòng điều hòa lạnh ngay sau khi tắm xong.
  • Khi ra đường cần đeo khẩu trang để tránh bụi và không khí ô nhiễm.

Viêm họng cấp tính nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, thấp tim, viêm thận. Chính vì vậy khi bị viêm họng cấp không nên tự điều trị tại nhà, mà nên đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn điều trị thích hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

591 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Ocefacef 250
    Công dụng thuốc Ocefacef 250

    Thuốc Ocefacef 250 là thuốc nhóm Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm. Thuốc có hoạt chất chính là Cefadroxil monohydrat tương ứng với cefadroxil 250mg.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • thuốc Arotrim
    Công dụng thuốc Arotrim

    Thuốc Arotrim thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, với dược chất chính là Clindamycin. Clindamycin là một loại kháng sinh, tác dụng chính là ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn, từ đó sát khuẩn.

    Đọc thêm
  • baciguent
    Công dụng thuốc Baciguent

    Thuốc Baciguent chứa hoạt chất Bacitracin – kháng sinh được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm. Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử ...

    Đọc thêm
  • Zibac
    Công dụng thuốc Zibac

    Zibac là thuốc chứa hoạt chất Azithromycin, một kháng sinh phổ rộng thuộc họ macrolid được sử dụng rộng rãi có tác dụng diệt khuẩn mạnh. Tìm hiểu thông tin về thành phần, công dụng, giúp người bệnh có thể ...

    Đọc thêm
  • Beecetrax
    Công dụng thuốc Beecetrax

    Thuốc Beecetrax với thành phần chính là Ceftriaxone, là bột thuốc pha tiêm được sử dụng nhằm kìm khuẩn và diệt khuẩn. Đây là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân bắt buộc phải có chỉ định và kê đơn của ...

    Đọc thêm