Vì sao bạn bị rối loạn chức năng sàn chậu sau sinh con?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS, Bs.Trịnh Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Rối loạn chức năng sàn chậu sau sinh con ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân gây ra nhiều rối loạn trên các hệ cơ quan vùng chậu như đường tiểu, đường tiêu hóa, đường sinh dục, giảm ham muốn tình dục,... Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên từng hệ cơ quan.

1. Rối loạn chức năng sàn chậu sau sinh là gì?

Sàn chậu được hình thành từ nhiều khối cân và cơ đan xen nhau, khối cân và cơ này bám chắc vào thành bụng và xương mu, hai bên là xương chậu hông, phía sau là cột sống thắt lưng, xương chậu cùng cụt.

Vùng sàn chậu là tổng thể của 3 hệ cơ quan: hệ sinh dục ( tử cung, âm đạo), hệ tiết niệu (bàng quang, niệu đạo), hệ tiêu hóa dưới (trực tràng và hậu môn), mạch máu thần kinh,..

Nhiệm vụ của sàn chậu bao gồm:

  • Giữ cho các cơ quan này nằm đúng vị trí, không bị sa xuống khi làm việc gắng sức, vận động.
  • Sàn chậu giúp đóng mở các lỗ niệu đạo giúp đi tiểu bình thường, đóng mở âm đạo, hậu môn khi cần thiết. Do đó kiểm soát được hoạt động đại tiện và tiểu tiện theo ý muốn
  • Nhiệm vụ trong hoạt động tình dục, sinh đẻ.

Rối loạn chức năng sàn chậu là gì? Đây là tình trạng các cơ sàn chậu không còn khả năng co và giãn hợp lý để giữ được các nhiệm vụ của sàn chậu do đó gây ra những rối loạn trên nhiều hệ cơ quan: làm tiểu tiện và đại tiện không tự chủ, gây táo bón, sa sinh dục, rối loạn chức năng tình dục như đau khi giao hợp, giảm ham muốn ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày,...

sa sinh dục
Rối loạn chức năng sàn chậu có thể gây sa sinh dục

2. Biểu hiện của rối loạn chức năng sàn chậu

  • Rối loạn tiểu tiện: Tiểu són khi gắng sức ( cười, ho, hắt hơi, chạy nhảy, mang vật nặng, tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu nhiều lần (>8 lần), khoảng cách giữa 2 lần < 1 giờ, tiểu khó phải rặn, cảm giác tiểu không hết bãi , sa bàng quang
  • Rối loạn tiêu hóa: táo bón kéo dài, đau bụng dưới, không thể kiểm soát được việc đại tiện, sa trực tràng ruột
  • Rối loạn hệ sinh dục như sa tử cung, sa mỏm cắt âm đạo (ở những phụ nữ đã cắt tử cung).
  • Rối loạn tình dục: giao hợp đau, giảm ham muốn, cảm giác
  • Đau vùng chậu mãn tính: Đau vùng thắt lưng chậu, đau vùng bụng dưới, vùng âm hộ

3. Vì sao bị rối loạn chức năng sàn chậu sau sinh con

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng sàn chậu sau sinh con gồm:

  • Phụ nữ mang thai, sinh con nhiều lần
  • Tuổi mãn kinh làm rối loạn hormon sinh dục cũng là nguyên nhân gây rối loạn chức năng sàn chậu.
  • Chấn thương vùng chậu
  • Hoạt động thể lực mạnh đặc biệt lao động nặng sớm sau sinh con
  • Phẫu thuật vùng khung xương chậu
  • Tổn thương thần kinh
  • Các yếu tố làm tăng áp lực trong ổ bụng như là thừa cân hoặc béo phì, táo bón và đi tiêu khó khăn và ho mãn tính
  • Trong gia đình có người bị rối loạn chức năng sàn chậu

4. Chẩn đoán rối loạn chức năng sàn chậu

Chẩn đoán dựa vào các xét nghiệm lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp bao gồm:

Siêu âm ổ bụng
Siêu âm bụng đánh giá độ nâng và giữ của cơ sàn chậu

5. Điều trị rối loạn chức năng sàn chậu

Các phương pháp điều trị rối loạn chức năng sàn chậu nhằm mục đích phục hồi chức năng sàn chậu bao gồm các phương pháp sau:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ để giảm tình trạng táo bón, ăn nhiều rau quả, uống ít nhất 1,5- 2 lít nước/ngày, giảm cân nếu béo phì nhằm giảm áp lực lên ổ bụng
  • Trường hợp viêm nhiễm âm đạo cần điều trị tại chỗ bằng các loại thuốc đặt theo đúng chỉ định
  • Trường hợp bị sa tạng chậu, són tiểu cần sử dụng vòng nâng Pessary
  • Tập luyện cơ sàn chậu theo bài tập hướng dẫn như tập với máy siêu âm, máy hướng dẫn tập hoặc kích thích điện cơ để nhận biết nhóm cơ cần tập, vật lý trị liệu ruột, bàng quang để giúp kiểm soát tiểu tiện
  • Trường hợp các phương pháp kể trên không có hiệu quả có thể thực hiện phẫu thuật.

Trong các phương pháp điều trị kể trên thì phương pháp tập luyện cơ sàn chậu đóng vai trò quan trọng, giúp phục hồi được cơ sàn chậu cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì và cần có sự hướng dẫn tập luyện của các chuyên gia.

6. Hiệu quả của tập luyện cơ sàn chậu

  • Luyện tập cơ sàn chậu giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả 80% bệnh bị són tiểu, són hơi, són phân, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, kiểm soát lại hoạt động đi tiểu theo ý muốn.
  • Giúp ngăn ngừa sa các tạng trong vùng chậu như sa tử cung, bàng quang, trực tràng
  • Ngăn ngừa và điều trị són tiểu són hơi són phân cho phụ nữ mang thai và sau sanh.
  • Hỗ trợ chuyển dạ sinh dễ dàng hơn.
  • Cải thiện tình dục, tăng cảm giác ham muốn tình dục ở cả nữ và nam.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những trung tâm y tế uy tín hàng đầu về sức khỏe sinh sản. Các bác sĩ tiến hành khám sàn chậu sau sinh theo quy trình chuẩn chuyên môn, an toàn, với trang thiết bị đồng bộ, hiện đại; cơ sở hạ tầng khang trang, sạch sẽ; đặc biệt là đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Khám sàn chậu là một trong các bước mà bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec yêu cầu đối với bất cứ phụ nữ nào bước vào sinh nở.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

331 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan