Triệu chứng cảnh báo túi thừa niệu đạo

Túi thừa niệu đạo là một túi hay một khối phồng với kích thước khác nhau bên cạnh niệu đạo. Do khối phồng thông với niệu đạo nên nó được làm đầy bởi nước tiểu trong quá trình tiểu tiện. Túi thừa niệu đạo là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới.

1. Túi thừa niệu đạo là gì?

Niệu đạo là một ống đưa nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài. Túi thừa niệu đạo là một túi hình thành dọc theo chiều dài của niệu đạo. Khi tiểu tiện, nước tiểu sẽ không được chảy hết ra ngoài, mà nó đọng là ở túi thừa khiến người bệnh cảm thấy đau, nhiễm trùng thường xuyên và tiểu không tự chủ.

Túi thừa niệu đạo có thể gây ảnh hưởng đến một số bộ phận khác trên cơ thể như: Âm đạo và vùng chậu. Do sự tích tự của nước tiểu và muối đọng ở túi thường, nên có thể dẫn đến sự hình thành sỏi niệu đạo.

Túi thừa niệu đạo là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Tình trạng này có thể là do bẩm sinh hoặc mắc phải. Túi thừa niệu đạo bẩm sinh thường bắt nguồn từ nang ống Gartner và nang ống mullerian. Nguyên nhân dẫn tới túi thừa niệu đạo được cho là có liên quan đến nhiễm trùng bàng quang và sự tắc nghẽn của tuyến niệu đạo, làm suy yếu các thành của niệu đạo. Ngoài ra, trong khi sinh có gặp chấn thương vùng chậu cũng được xác định là tác nhân hình thành túi thừa niệu đạo.

siêu âm vùng chậu
Chấn thương vùng chậu khi sinh cũng làm tăng nguy cơ mắc túi thừa niệu đạo

2. Triệu chứng túi thừa niệu đạo

Túi thừa niệu đạo có nhiều triệu chứng khác nhau, và kích thước của túi thừa lại không liên quan đến mức độ nghiêm trọng của chúng. Do đó, một túi thừa niệu đạo có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

Một số triệu chứng túi thừa niệu đạo thường gặp bao gồm:

  • Đau khi đi tiểu
  • Tiểu máu: Xuất hiện máu trong nước tiểu
  • Tiểu rắt: Nhỏ giọt sau khi đi tiểu, tiểu rỉ
  • Viêm bàng quang tái phát
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu
  • Nhiễm trùng bàng quang
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau hoặc xuất hiện một khối ở thành âm đạo
  • Đau vùng xương chậu
  • Bao gồm cả một số triệu chứng đường tiểu dưới, ví dụ như tiểu gấp mà không cần căng tiểu, thường xuyên đi tiểu, đi tiểu nhiều lần trong đêm, giảm áp lực dòng tiểu và không đi tiểu được ngay lập tức
Bệnh nhân tiểu đường thường xuyên bị tiểu buốt là bị bệnh gì?
Túi thừa niệu đạo có thể gây nhiễm trùng đường tiểu

3. Chẩn đoán túi thừa niệu đạo

Những phương pháp chẩn đoán túi thừa niệu đạo như:

  • Khám thực thể: Đối với phụ nữ, có thể được thăm khám các thành âm đạo để phát hiện các khối ở bên dưới. Ngoài ra, khi thăm khám bác sĩ cũng có thể sẽ tìm cách để lấy mủ hoặc nước tiểu từ túi thừa.
  • Nội soi bàng quang: Là một thủ thuật tại phòng bao gồm việc đặt ống soi vào bàng quang để quan sát xem có tồn tại túi thừa niệu đạo không.
  • Siêu âm: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến. Phương pháp này sử dụng sóng âm để thu được hình ảnh vùng chậu.
  • X-quang bàng quang và đường tiết niệu khi đi tiểu tiện
  • Chụp niệu đạo áp lực dương bóng đôi: Đây là phương pháp chẩn đoán đặc biệt giống với X-quang bàng quang và đường tiết niệu khi đi tiểu, nhưng nó sử dụng một loại ống thông đặc biệt với bóng có độ chính xác 90% trong việc phát hiện túi thừa niệu đạo. Đây là một phương pháp chẩn đoán xâm lấn và cần phải gây mê cho người bệnh, nên thường không được sử dụng phổ biến.

4. Điều trị túi thừa niệu đạo

Có nhiều phương pháp điều trị túi thừa niệu đạo. Một số phương pháp phẫu thuật bao gồm:

  • Cắt bỏ hoàn toàn túi
  • Cắt vào cổ túi và rút hết thành phần bên trong túi niệu đạo
  • Thủ thuật Spence, bao gồm cả việc ở đường từ túi thừa âm đạo

Nếu có nhiễm trùng thì cần được điều trị triệt để trước khi tiến hành phẫu thuật.

nhiễm trùng niệu đạo
Cần điều trị dứt điểm nhiễm trùng trước khi phẫu thuật

Tùy thuộc kích thước và vị trí của túi thừa niệu đạo để lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Sau khi phẫu thuật người bệnh có thể sẽ được tiêm kháng sinh ít nhất trong 24 giờ để ngăn ngừa nhiễm trùng. bệnh nhân cũng có thể được đặt một ống thông và giữ cố định hình dạng của niệu đạo trong một vài tuần. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thự hiện các bài kiểm tra trong những tuần tiếp theo, để kiểm tra tình trạng lành vết thương và có lịch hẹn rút ống thông.

Khi thực hiện bất kỳ quy trình phẫu thuật có thể gặp phải một số tác dụng phụ ví dụ như: chảy máu quá nhiều, nhiễm trùng, tái phát túi thừa, rò lỗ niệu đạo và sẹo niệu đạo.

Tóm lại, túi thừa niệu đạo là một túi hay khối phồng với nhiều kích thước khác nhau bên cạnh niệu đạo. Do khối phồng thông với niệu đạo nên túi thừa được làm đầy bởi nước tiểu. Có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị túi thừa niệu đạo, tùy thuộc vào kích thước của nó. Tuy nhiên, sau phẫu thuật có thể xuất hiện những biến chứng, nên người bệnh cần được theo dõi sát. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần thông báo ngay với bác sĩ để được can thiệp kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan