Tìm hiểu bệnh nấm ngoài da Dermatophytosis

Bệnh nấm Dermatophytosis là bệnh nấm ngoài da phổ biến trên toàn thế giới và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Điều trị không đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và dễ bị nhiễm trùng. Do đó, khi có dấu hiệu mắc bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

1. Bệnh nấm Dermatophytosis là bệnh như thế nào?

Bệnh nấm Dermatophytosis là bệnh lý do nhiễm nấm ngoài da ở lớp sừng và móng. Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể của bệnh nấm ngoài da Dermatophytosis thay đổi tùy thuộc vào vị trí bị nhiễm nấm.

Có 3 chủng nấm gây bệnh nấm ngoài da chủ yếu gồm có: Epidermophyton, Microsporum và Trichophyton. Những loại nấm này chủ yếu gây bệnh nấm ngoài da ở các vị trí như da, tóc và móng tay. Hầu hết các bệnh nấm do các loại nấm này gây ra được giới hạn chủ yếu ở lớp sừng, móng tay và nang lông. Tuy nhiên, nếu điều trị không đúng cách có thể gây ra nấm sâu trong nội tạng.

Những đối tượng có bệnh lý nền như đái tháo đường, bệnh di truyền và rối loạn tuần hoàn có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và khiến cơ thể dễ bị nhiễm nấm hơn.

2. Triệu chứng lâm sàng và sinh lý bệnh của bệnh nấm ngoài da Dermatophytosis

Khả năng mắc bệnh nấm phụ thuộc vào khả năng miễn dịch của cơ thể, vị trí nhiễm bệnh và các chủng nấm đặc hiệu. Ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém, khả năng nhiễm bệnh nấm có thể tăng lên, nhiễm nấm toàn thân và có nhiễm khuẩn thứ phát.

Bệnh nấm có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Tiếp xúc trực tiếp là sự lây nhiễm nấm qua da từ một người hoặc động vật sang một người hoặc động vật khác. Trong khi đó, lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp là sự lây nhiễm nấm thông qua các vật dụng, đồ dùng như khăn tắm, quần áo và phụ kiện phòng tắm và trong khu vực tắm chung. Thực tế cho thấy, bệnh nấm lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp là chủ yếu, vì nhóm nấm Dermatophytosis có thể sống trong thời gian dài mà không cần vật chủ.

Các triệu chứng của bệnh nấm phụ thuộc vào vị trí nhiễm nấm, chẳng hạn như biểu hiện viêm da và rụng tóc đến hình thành sẹo. Nhiễm nấm da có thể phát triển thành mụn nhỏ hoặc trở lên lớn hơn và tình trạng viêm da ngày càng tồi tệ. Các tổn thương lớn hơn có giới hạn không đều và có thể được bao xung quanh bởi các tổn thương nhỏ hơn. Trường hợp điều trị nấm không đúng cách có thể gây ra những tổn thương có sự thay đổi hình dáng vết nhiễm nấm, từ đó dẫn đến tình trạng chẩn đoán và điều trị sai.

Nấm Dermatophytosis có thể gây bệnh ở sâu trong như hệ thần kinh trung ương, các cơ quan nội tạng và xương nhưng rất hiếm khi xảy ra, vì nấm Dermatophytosis thường không tồn tại ở nhiệt độ bên trong cơ thể.

3. Cách chẩn đoán bệnh nấm da Dermatophytosis

Chẩn đoán bệnh nấm ngoài da Dermatophytosis chủ yếu dựa vào 2 yếu tố:

  • Biểu hiện lâm sàng của bệnh.
  • Soi tươi bằng KOH.

Chẩn đoán bệnh nấm ngoài da Dermatophytosis dựa vào biểu hiện lâm sàng và vị trí nhiễm trùng. Ngoài ra có thể khẳng định bằng cạo vảy da tìm thấy sợi nấm trên tiêu bản soi tươi trong KOH hoặc nuôi cấy sợi tóc.

Đối với chẩn đoán bệnh nấm móng, xét nghiệm tối ưu nhất là nhuộm móng cắt bằng periodic acid - Schiff. Đối với chẩn đoán bằng soi tươi trong KOH, vùng bị ảnh hưởng của nấm là bản móng, không phải dưới móng, phải được kiểm tra và xét nghiệm.

Ngoại trừ nhiễm nấm da đầu và nhiễm trùng móng cần nuôi cấy để xác định chính xác tác nhân gây bệnh, còn đối với các trường hợp khác thì việc nuôi cấy là không cần thiết. Nuôi cấy xác định còn được thực hiện trong trường hợp viêm nhiều và bội nhiễm vi khuẩn nặng kèm theo triệu chứng rụng tóc nhiều.

Các trường hợp cần chẩn đoán phân biệt với nấm da như:

  • Viêm nang lông decalvans với biểu hiện là dạng rụng tóc có sẹo, có mảng rụng tóc và mụn mủ rộng.
  • Các bệnh lý như lupus ban đỏ dạng đĩa, lichen nang lông,... gây ra hiện tượng rụng tóc có sẹo.
  • Viêm nang lông lan tỏa.
  • Viêm mủ trực khuẩn.

4. Điều trị bệnh nấm ngoài da Dermatophytosis như thế nào?

Để điều trị bệnh nấm ngoài da Dermatophytosis, các bác sĩ thường kê đơn thuốc chống nấm tại chỗ hoặc đường uống. Ngoài ra, trong một số trường hợp có sử dụng thêm corticosteroid.

Thuốc chống nấm tại chỗ thường được sử dụng là: Terbinafin, Econazole, Ciclopirox,...

Thuốc chống nấm đường uống được sử dụng cho hầu hết các bệnh nhân nhiễm trùng da do móng và da đầu. Liều lượng và thời gian dùng thuốc điều trị khác nhau tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng.

Thuốc Corticosteroid có thể được sử dụng cùng các thuốc chống nấm để giúp làm giảm tình trạng ngứa và viêm của bệnh nhân. Tuy nhiên, cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc, vì corticosteroid tại chỗ có thể làm gia tăng sự phát triển của nấm.

Có thể nói rằng, bệnh nấm ngoài da Dermatophytosis là bệnh lý ngày càng phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Chúng ta có thể dựa vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh để chẩn đoán và thông qua xét nghiệm soi tươi trong KOH, nuôi cấy nấm để khẳng định chính xác bệnh nhân nhiễm nấm. Từ đó có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị triệt để bệnh nấm ngoài da, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Fungafin
    Công dụng thuốc Fungafin

    Fungafin thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu, được sử dụng để điều trị các trường hợp nhiễm nấm và các bệnh nấm ngoài da. Tham khảo cách dùng thuốc Fungafin thông qua bài viết dưới đây để hiểu ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • itrazol
    Công dụng thuốc Itrazol

    Thuốc Itrazol có thành phần chính là Itraconazole, thường được sử dụng trong điều trị nhiễm nấm, hắc lào... Vậy thuốc Itrazol nên được sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất?

    Đọc thêm
  • Thuốc Fungoid-D
    Thuốc Fungoid-D: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc Fungoid-D, hoạt chất tolnaftate, là một loại thuốc chống nấm. Thuốc được bào chế ở dạng kem bôi ngoài da với hàm lượng tolnaftate là 1%.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Istrax
    Công dụng thuốc Istrax

    Istrax thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được sử dụng để điều trị trong những trường hợp nhiễm nấm. Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Istrax là thuốc gì ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Itaspor
    Công dụng thuốc Itaspor

    Itaspor thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được sử dụng để điều trị trong những trường hợp nhiễm nấm. Dưới đây là thông tin chi tiết về Itaspor là thuốc gì và ...

    Đọc thêm