Thông tin cần biết về đại dịch SARS năm 2003

Đại dịch SARS năm 2003 đã lây lan sang 26 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Bệnh lây lan và diễn tiến rất nhanh, những bệnh nhân nhiễm bệnh nếu không được xử trí kịp thời, sẽ rất nhanh chóng rơi vào tình trạng suy hô hấp và thậm chí tử vong.

1. Hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS là gì?

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) là một bệnh về đường hô hấp do virus gây ra bởi một loại coronavirus gây ra, có tên là SARS (SARS-CoV). SARS được báo cáo lần đầu tiên ở châu Á vào tháng 2 năm 2003. Bệnh đã lan sang hơn hai chục quốc gia ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu và Châu Á trước khi dịch SARS toàn cầu năm 2003 được ngăn chặn.

Hiện tại, không có trường hợp SARS nào được báo cáo trên toàn thế giới. Các trường hợp nhiễm SARS-CoV gần đây nhất ở người đã được báo cáo là ở Trung Quốc vào tháng 4 năm 2004 trong một vụ dịch do nhiễm trùng trong phòng thí nghiệm. CDC và các tổ chức khác, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới, vẫn đang tiếp tục theo dõi tình hình dịch SARS trên toàn cầu.

2. Nguyên nhân gây bệnh SARS

SARS coronavirus (SARS-CoV) - virus được xác định vào năm 2003. SARS-CoV được cho là một loại virus động vật từ một ổ chứa động vật chưa chắc chắn, có lẽ là dơi, lây sang các động vật khác (mèo cầy) và người nhiễm bệnh đầu tiên ở tỉnh Quảng Đông miền nam Trung Quốc năm 2002.

Một trận dịch SARS đã ảnh hưởng đến 26 quốc gia và gây ra hơn 8000 trường hợp trong năm 2003. Kể từ đó, một số ít trường hợp đã xảy ra do tai nạn trong phòng thí nghiệm hoặc, có thể, do lây truyền từ người sang người (Quảng Đông, Trung Quốc).

Truyền SARS-CoV chủ yếu từ người sang người. Nó xuất hiện chủ yếu trong tuần thứ hai của bệnh, tương ứng với mức độ bài tiết virus cao nhất trong dịch tiết và phân, và khi các trường hợp bệnh nặng bắt đầu xấu đi trên lâm sàng. Hầu hết các trường hợp lây truyền từ người sang người xảy ra trong môi trường chăm sóc sức khỏe, trong trường hợp không có biện pháp phòng ngừa kiểm soát nhiễm trùng đầy đủ. Việc thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng thích hợp đã khiến dịch bệnh toàn cầu chấm dứt.

SARS coronavirus (SARS-CoV)
SARS coronavirus (SARS-CoV)

3. Dấu hiệu của bệnh nhân SARS

Các triệu chứng xuất hiện ở bệnh nhân SARS cũng giống như bệnh nhân bị cúm, bao gồm sốt, khó chịu, đau cơ, nhức đầu, tiêu chảy và run rẩy (nghiêm trọng). Không có triệu chứng riêng lẻ hoặc nhóm triệu chứng nào được chứng minh là đặc hiệu cho chẩn đoán SARS. Mặc dù sốt là triệu chứng được báo cáo là thường xuyên gặp nhất ở bệnh nhân SARS, tuy nhiên dấu hiệu này có thể không xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh, đặc biệt là ở bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân bị ức chế hệ miễn dịch.

Ho, khó thở và tiêu chảy thường xuất hiện trong tuần đầu tiên hoặc tuần thứ hai sau khi bệnh nhân nhiễm bệnh. Các trường hợp nặng thường tiến triển nhanh chóng, thành suy hô hấp và cần phải được chăm sóc đặc biệt.

Sốt cao kéo dài
Sốt cao là dấu hiệu của bệnh nhân SARS

4. Đại dịch SARS năm 2003

Theo cơ quan phòng chống và kiểm soát dịch bệnh của Mỹ (CDC), ca nhiễm SARS đầu tiên được ghi nhận vào tháng 2 năm 2003 tại châu Á. Tuy nhiên, có một số thông tin cho rằng, những ca bệnh SARS đầu tiên được phát hiện vào tháng 11 năm 2002 , tại Quảng Đông, Trung Quốc.

Đại dịch SARS được gây ra bởi virus SARS - CoV, đây là một chủng của coronavirus, cùng họ với chủng virus mới đang gây dịch viêm phổi cấp vô cùng nghiêm trọng hiện nay - covid-19

Cho đến cuối tháng 5 năm 2003, đại dịch SARS đã gây bệnh cho hơn 8.000 trường hợp, với gần 800 ca tử vong. Mọi thành phố lớn của châu Á, cho đến châu Âu đều khiếp sợ những gì dịch SARS đã gây ra. Các trụ sở công, các trường học đều phải đóng của để phòng ngừa dịch.

Nhiều biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ được các giới chức y tế toàn thế giới đồng loạt triển khai vào thời điểm đó, bao gồm lệnh cấm đi đến các nước có dịch và cách ly các địa điểm, bệnh viện xuất hiện người nhiễm bệnh. Lệnh cấm này được gỡ bỏ vào tháng 6 năm 2003, thời điểm dịch bệnh được kiểm soát ở mức an toàn.

Chủng virus corona mới (covid-19) được các chuyên gia xác định có bộ gen giống tới 89% bộ gen của virus SARS - CoV - chủng virus corona đã gây ra đại dịch SARS năm 2003. Điều này khiến giới chuyên môn lo ngại rằng, một dịch bệnh hô hấp nguy hiểm khác có thể có nguy cơ phát sinh.

Vào tháng 2 năm 2003, Việt Nam ghi nhận ca đầu tiên nhiễm SARS. Chấp nhận bỏ qua những tổn thất kinh tế nặng nề, Việt Nam công khai toàn bộ thông tin về dịch bệnh, đồng thời mời các chuyên gia tại Tổ chức y tế Thế giới WHO, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ CDC cùng Tổ chức Thầy thuốc không biên giới tới Việt Nam cũng thực hiện giám sát và hỗ trợ chống dịch. Đến ngày 28 tháng 4 năm 2003, Việt Nam chính thức được WHO công nhận là quốc gia đầu tiên khống chế được đại dịch SARS.

Virus corona mới (2019 - nCoV)
Hình ảnh chủng virus corona mới (covid-19)

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh cùng như vắc - xin phòng ngừa virus corona. Mục đích điều trị hiện nay vẫn chỉ là điều trị các triệu chứng do bệnh gây ra. Vì nguyên nhân gây bệnh là do virus nên điều trị bằng kháng sinh sẽ không có tác dụng. Những nhận định mang tính tiên lượng sức khỏe về dài hạn với những người bệnh đã hồi phục cũng như khả năng tái diễn các dịch bệnh như SARS cho đến nay vẫn chưa được đưa ra. Theo Tổ chức y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong do SARS nằm trong khoảng từ 0-50%, tùy theo độ tuổi. Những bệnh nhân có tỷ lệ tử vong thấp nhất là dưới 24 tuổi, tỷ lệ tử vong cao thường xảy ra ở những trường hợp trên 65 tuổi. Đây cũng chính là nhóm người bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi cấp do virus 2019 - nCoV gây ra.

Vấn đề được các chính phủ ưu tiên hiện nay chính là nhận diện bệnh cũng như phát triển vắc - xin mới, bào chế thuốc điều trị SARS bởi chưa có bất cứ phương pháp điều trị nào hay vắc - xin phòng ngừa SARS.

Chính vì cho tới nay vẫn chưa có cách điều trị hay vắc-xin phòng ngừa bệnh SARS nào được chứng minh vừa an toàn, vừa hiệu quả cho người dùng nên việc nhận diện bệnh cũng như phát triển các loại vắc-xin mới, bào chế các thuốc điều trị SARS vẫn đang là ưu tiên của các chính phủ cũng như cơ quan y tế cộng đồng trên toàn thế giới.

Vacxin
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa SARS

5. Các biện pháp phòng ngừa dịch SARS

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa dịch SARS, bao gồm:

  • Bệnh nhân SARS cần được phát hiện sớm và cách ly để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh
  • Bệnh nhân SARS nên mang khẩu trang; thường xuyên rửa tay, đặc biệt là sau khi ho hoặc đi vệ sinh; tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, cốc uống nước....với người khỏe mạnh
  • Không nên đi vào vùng dịch nếu không cần thiết;
  • Tránh tiếp xúc nơi đông người trong điểm dịch bùng phát
  • Cần có biện pháp phòng ngừa và cách ly đặc biệt đối với những nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân SARS
  • Cần có những biện pháp nhằm xử lý tốt chất thải của người bệnh.

Nguồn: WHO; CDC

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

90.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan