Sốt rét đái huyết cầu tố nguy hiểm như thế nào?

Sốt rét đái huyết cầu tố là một thể sốt rét ác tính thường do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum gây ra. Người bệnh sẽ bị tan vỡ hồng cầu cấp diễn dẫn đến tình trạng thiếu máu cấp, suy thận cấp, vàng da niêm mạc ...và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời

1. Triệu chứng lâm sàng của sốt rét đái huyết cầu tố

1.1. Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn khởi phát kéo dài từ nửa ngày đến 1 ngày, bệnh nhân thường có những biểu hiện sau:

  • Rét run, mệt mỏi, sốt cao ( vượt ngưỡng 39-40 độ C)
  • Da niêm mạc nhợt nhạt
  • Nôn nhiều lần dịch đắng, xanh vàng, có khi nôn khan
  • Nước tiểu sẫm màu, bệnh nhân muốn đi tiểu nhiều lần có khi cảm thấy nóng buốt niệu đạo.

1.2. Giai đoạn toàn phát

Những triệu chứng trên tiếp tục nặng dần lên

  • Bệnh nhân tiếp tục sốt rét run hoặc sốt dao động, mỗi cơn rét run thường đi đôi với tán huyết, thường kéo dài 3-4 ngày và sốt giảm dần từ ngày thứ 2.
  • Nôn ra dịch dạ dày và mật màu xanh vàng kèm theo đau thượng vị, vã mồ hôi và có thể nôn khan.
  • Vàng da và niêm mạc, tăng sau mỗi cơn sốt rét, trở nên vàng đậm và xanh thẫm nếu tán huyết cấp diễn và kéo dài
  • Nước tiểu có chứa huyết cầu tố: Ban đầu nước tiểu có màu đỏ tươi sau đó nhanh chóng chuyển sang màu nâu đen. Nước tiểu để lắng lâu chia thành 2 lớp: Lớp trên là nước tiểu màu nâu, lớp cặn dưới nâu xám gồm huyết cầu tố, trụ tế bào biểu mô, trụ hạt và trụ trong. Từ ngày 2-3 trở đi bệnh nhân đái ít dần do mất nước sau đó suy thận thực thể. Giữa 2 cơn tán huyết thì nước tiểu bớt nâu đen, nhạt dần. Thời gian đái ra huyết cầu tố có thể là vài giờ, trung bình là 3-4 ngày.
  • Hội chứng thiếu máu, thiếu oxy cấp diễn: Da niêm mạc xanh nhợt, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mạch nhanh, thở gấp, huyết áp tăng, tức ngực...Thời gian 4-7 ngày.
điều trị vàng da
Triệu chứng ban đầu của bệnh là vàng da

2. Biến chứng của sốt rét đái huyết cầu tố

2.1. Suy thận cấp

Biến chứng suy thận cấp là biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất do sốt rét đái huyết cầu tố gây ra.

  • Loại nhẹ: Hematocrit cao, đái ít nhưng độ thanh thải ure, creatinin, Na+ vẫn bình thường, thường xuất hiện sớm từ đầu.
  • Từ ngày thứ 4 trở đi: Suy thận thực thể do hoại tử ống thận, vô niệu, ure máu tăng, ure niệu thấp hơn bình thường, độ thanh thải creatinin giảm.
  • Bệnh nhân chuyển sang tình trạng toan chuyển hóa, nhiễm độc ure, tăng K+ huyết , đe dọa ngừng tim.

2.2 Truỵ tim mạch, suy tuần hoàn

2.3 Hội chứng não cấp

  • Bệnh nhân đi vào hôn mê
  • Co giật
Co giật
Bệnh nhân có thể xảy ra biến chứng co giật

2.4 Biến chứng ở gan mật

2.5 Tử vong

Các biến chứng là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong :

  • Suy thận cấp dẫn tới ure, creatinin máu cao, K+ máu cao và ngừng tim
  • Hôn mê co giật
  • Trụy tim mạch, tụt huyết áp

Sốt rét đái huyết cầu tố gây ra rất nhiều biến chứng trầm trọng có thể dẫn tới tử vong. Đối với những trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum tại các vùng sốt rét lưu hành nặng, bệnh hay tái đi tái lại nhiều lần cần chú ý đến các đặc điểm lâm sàng của bệnh để phát hiện bệnh sớm, điều trị khẩn cấp kịp thời.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan