Răng sâu nhiều có trám được không?

Với những trường hợp sâu răng ở mức độ nhẹ, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện trám răng để giúp khắc phục vấn đề hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối ưu. Tuy nhiên với trường hợp răng sâu nhiều có trám được không, cùng tham khảo lời giải trong bài viết chia sẻ dưới đây bạn nhé.

1. Xuất hiện lỗ sâu răng to có trám được không?

Trám răng sâu là phương pháp thường được chỉ định cho bệnh nhân bị sâu răng ở mức độ nhẹ, có lỗ nhỏ hoặc chỉ mới chớm sâu. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất, trước tiên bác sĩ sẽ nạo sạch phần mô răng bị sâu hủy hoại đi. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám răng Composite để lấp đầy vào khoan sâu răng đã được nạo sạch này. Cuối cùng, vật liệu trám răng sẽ được đông cứng lại bằng đèn chiếu Halogen.

Với những trường hợp xuất hiện lỗ sâu răng to, bạn vẫn có thể trám được nhưng chỉ nên thực hiện như một giải pháp tạm thời. Nguyên nhân là do răng thường phải chịu áp lực rất lớn từ việc nhai, nghiền thức ăn. Trong khi đó, khả năng chịu lực của các miếng trám lớn thường không cao, dễ bị bong ra trong quá trình ăn nhai.

2. Những lưu ý cần nhớ khi trám răng sâu nhiều

Trong trường hợp lựa chọn trám răng bị sâu lỗ to, khách hàng nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Lựa chọn vật liệu trám răng: Trên thị trường hiện nay có nhiều vật liệu trám khác nhau như trám bạc, trám vàng, composite...). Trong đó, loại vật liệu được sử dụng phổ biến hiện nay là Composite – ở dạng gel nên đảm bảo phù hợp, có thể sử dụng linh hoạt cho mọi vị trí trám. Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ cũng không phải loại bỏ quá nhiều mô răng để tạo hình xoang trám.
  • Chế độ ăn uống sau khi trám răng: Sau khi thực hiện phương pháp này, khách hàng cần hạn chế ăn thực phẩm cứng, cần sử dụng lực cắn mạnh vì điều này có thể khiến miếng trám bị di lệch thậm chí là bong ra khỏi vị trí trám.
  • Thời gian sử dụng: Tuổi thọ của 1 miếng trám răng thường từ 2 – 3 năm hoặc lâu hơn. Thế nhưng, như đã đề cập ở trên, các miếng trám ở vị trí răng sâu lớn thường kém bền. Do đó, tuổi thọ cũng thường thấp hơn so với những trường hợp trám răng thông thường.
  • Chỉnh sửa, bảo trì: Sau khoảng 6 tháng hoặc khi phát hiện miếng trám có dấu hiệu bất thường, khách hàng nên đến nha khoa để được thăm khám, thay miếng trám mới hoặc lựa chọn các phương án điều trị khác phù hợp hơn.

3. Khi lỗ sâu to không trám được răng phải làm sao?

Với những trường hợp răng sâu lỗ to nên trám hay nhổ răng sâu, tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định nhất định. Nếu răng của bạn sâu răng, gây nhiễm trùng nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến hàm răng của bạn sẽ khuyết một chỗ, nếu không được bù đắp lại sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai và gia tăng nguy cơ dẫn tới tiêu xương, gây xê dịch các răng trên cung hàm, giảm tuổi thọ. Ngoài ra, mất một răng còn là nguyên nhân khuôn mặt của bạn trông cũng mất thẩm mỹ hơn.

Trong trường hợp này, các bác sĩ nha khoa cho biết bạn thực hiện cấy ghép răng. Đây là phương pháp giúp khắc phục được những hậu quả mất răng thông qua việc cấy trụ vào nướu và xương. Khi mô đã lành và hợp nhất xung quanh trụ, mão răng sẽ được gắn vào, giúp lấp đầy khoảng trống do răng nhổ để lại.

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc răng sâu nhiều có trám được không. Khi gặp tình trạng này, các bạn nên thăm khám tại các phòng khám nha khoa để được tư vấn tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan