Quy trình gây mê nội khí quản mổ nội soi phá thông sàn não thất

Bài viết được tư vấn chuyên môn Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Ngát - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Gây mê nội khí quản mổ nội soi phá thông sàn não thất là phương pháp vô cảm được chỉ định trong trường hợp phẫu thuật nội soi phá thông sàn não thất và sinh thiết u não thất.

1. Mổ nội soi phá thông sàn não thất

Trong số các loại u não thì u tuyến tùng là dạng u khá hiếm ở trẻ em và nhạy với xạ trị. Khối u này làm tắc nghẽn sự lưu thông, hoặc các nguyên nhân khác gây mất cân bằng giữa hấp thu và tiết dịch não tủy khiến trẻ bị đau đầu thường xuyên, lâu dần dịch não tủy bị tích tụ quá mức gây ra dãn các não thất và tăng áp lực nội sọ.

Trước đây, để giải quyết hiện tượng não úng thủy, các bác sĩ thường đặt 1 sợi dây (VP Shunt) để dẫn dịch não tủy xuống màng bụng. Tuy nhiên kỹ thuật này có 1 số hạn chế như: Tỷ lệ biến chứng cao, giá thành sợi dây cao, đôi khi bị nghẹt ống, nhiễm trùng ống. Kỹ thuật nội soi phá sàn não thất đã hạn chế được các khuyết điểm này và giúp tăng khả năng phục hồi sau mổ nhanh.

2. Gây mê nội khí quản là gì?

Gây mê nội khí quản được sử dụng trong phẫu thuật cắt u tiểu khung
Gây mê nội khí quản

Gây mê nội khí quản là kỹ thuật gây mê toàn thân có đặt nội khí quản với mục đích kiểm soát hô hấp trong suốt cuộc phẫu thuật và hồi sức sau phẫu thuật.

Gây mê nội khí quản mổ nội soi phá thông sàn não thất được chỉ định trong trường hợp phẫu thuật nội soi phá thông sàn não thất và sinh thiết u não thất.

Kỹ thuật này chống chỉ định nếu:

  • Người bệnh không đồng ý
  • Không đủ phương tiện gây mê, hồi sức
  • Kỹ thuật viên không thành thạo kỹ thuật.

3. Quy trình gây mê nội khí quản mổ nội soi phá thông sàn não thất

Trước khi tiến hành gây mê nội khí quản, bác sĩ sẽ thăm khám gây mê trước mổ phát hiện và phòng ngừa các nguy cơ, giải thích cho người bệnh cùng hợp tác. Đánh giá đặt ống nội khí quản khó. Trong một số trường hợp bệnh nhân được cho sử dụng thuốc an thần tối hôm trước mổ.

Thực hiện kỹ thuật:

4. Một số tai biến có thể gặp phải khi thực hiện gây mê nội khí quản

Trào ngược dịch dạ dày
Trào ngược dịch dạ dày vào đường thở

4.1 Trào ngược dịch dạ dày vào đường thở

  • Có dịch tiêu hóa trong khoang miệng và đường thở.
  • Hút sạch ngay dịch, nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang bên
  • Đặt nhanh ống nội khí quản và hút sạch dịch trong đường thở
  • Theo dõi và đề phòng nhiễm trùng phổi sau mổ.

4.2 Rối loạn huyết động

Hạ hoặc tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim (nhịp chậm, nhịp nhanh, loạn nhịp)

4.3 Tai biến do đặt nội khí quản

  • Không đặt được ống nội khí quản: Xử lý theo quy trình đặt ống nội khí quản khó hoặc chuyển phương pháp vô cảm khác.
đau họng
Biến chứng sau rút ống nội khí quản có thể gặp như đau họng
  • Đặt nhầm vào dạ dày
  • Co thắt thanh - khí - phế quản
  • Chấn thương khi đặt ống: Chảy máu, gãy răng, tổn thương dây thanh âm, rơi dị vật vào đường thở...

4.4. Các biến chứng về hô hấp

Gập, tụt, ống nội khí quản bị đẩy sâu vào một phổi, tụt hoặc hở hệ thống hô hấp, hết nguồn oxy, soda hết tác dụng dẫn tới thiếu oxy và ưu thán.

4.5. Biến chứng sau rút ống nội khí quản

  • Suy hô hấp sau khi rút ống nội khí quản do nhiều nguyên nhân
  • Đau họng khàn tiếng
  • Co thắt thanh - khí - phế quản
  • Viêm đường hô hấp trên
  • Hẹp thanh - khí quản.

Bác sĩ Ngát có kinh nghiệm trên 15 năm làm bác sĩ Gây mê hồi sức tại các Bệnh viện: Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Bộ công an, Bệnh viện Tâm Trí Đà Nẵng. Hiện tại, đang là Bác sĩ gây mê Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

252 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan